Vì sao một quốc gia ít được biết đến ở Châu Phi lại bị thiệt hại nặng bởi virus Vũ Hán?

Thiện Lan

Ảnh chụp màn hình video: youtu.be/qIyjgUV2cG4.

Burkina Faso là một quốc gia nhỏ không giáp biển nằm ở Tây Phi. Mặc dù đất nước này không phải là nơi trung chuyển và cách xa Trung Quốc nhưng nó bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch viêm phổi Vũ Hán. Trong số 23 thành viên nội các thì 6 bộ trưởng đã bị nhiễm virus Vũ Hán.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2018, Burkina Faso trải rộng 273.600 km2. Liên Hợp Quốc ước tính nước này có dân số khoảng 20,8 triệu người. Từng là thuộc địa của Pháp, quốc gia này được đổi tên thành Burkina Faso vào năm 1984, nghĩa là “Vùng đất của những người khó tính” trong ngôn ngữ bản địa.

6 Bộ trưởng Nội các bị nhiễm Covid-19

Burkina Faso đã có 809 ca nhiễm và 52 trường hợp tử vong do virus, tính đến ngày 21 tháng Năm.

Theo African News, Burkina Faso đang một trong những nước có tỷ lệ nhiễm virus cao nhất ở châu Phi .

Cho đến nay, 6 bộ trưởng trong số 23 thành viên nội các đã được xác nhận bị nhiễm bệnh bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao, Thương mại, Khai thác mỏ, Giáo dục, Nội vụ và Bộ Ngoại thương, theo Reuters đưa tin vào ngày 10 tháng 4.

Nước này đã tuyên bố ca tử vong do COVID-19 đầu tiên vào ngày 17 tháng 3. Bệnh nhân là Rose Marie Compaore, 62 tuổi, từng là Phó chủ tịch Quốc hội.

Ông Alpha Barry, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xác nhận là đã bị nhiễm virus ĐCSTQ vào ngày 20 tháng 3.

Số lượng các ca nhiễm có lẽ chỉ đại diện cho “phần nổi của tảng băng chìm”, ông Jerry-Jonas Mbasha, một quan chức đại diện cho Burkina Faso tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.

Theo New Humanitarian, một cơ quan truyền thông độc lập tiết lộ rằng phòng xét nghiệm duy nhất ở nước này nằm ở Bobo-Dioulasso, thành phố lớn thứ hai và cách thủ đô năm giờ lái xe. Điều này có nghĩa là các bệnh nhân trên toàn quốc sẽ mất ít nhất 12 giờ để nhận kết quả chẩn đoán.

Hiện tại chỉ có một bệnh viện với 500 giường và một phòng khám nhỏ, mỗi phòng chỉ có một vài máy thở, được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm virus ĐCSTQ, theo báo cáo.

Chính phủ muốn lập phòng thí nghiệm thứ hai tại thủ đô Ouagadougou nhưng không có đơn vị nào trong nước có đủ điều kiện để cung cấp trang thiết bị.

Năm ngoái, 135 trung tâm y tế trên cả nước đã phải đóng cửa do bạo lực leo thang từ các nhóm phiến quân cực đoan và quân đội địa phương đã buộc gần 800.000 người phải rời bỏ nhà cửa, báo cáo cho biết. Số lượng bệnh nhân nhiễm virus ngày càng tăng mạnh trước một hệ thống y tế suy yếu, dẫn đến một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.

Điều kiện sống tồi tàn ở Burkina Faso cũng là một nhược điểm lớn khi chiến đấu chống lại Covid – 19. Do thiếu nước sinh hoạt dẫn đến việc vệ sinh kém mà việc rửa tay thường xuyên là một trong những phương pháp chủ yếu để ngăn chặn virus lây lan.

Ngoài ra, nhiều người tị nạn sống trong các khu vực gần nhau với năm đến mười người chung nhau một lều. Do đó không thể duy trì sự giãn cách xã hội.

Một quan chức của WHO nói với hãng tin Ả Rập Al Jazeera rằng cộng đồng quốc tế cần phải can thiệp để giúp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lớn.

Bài học xương máu

Các quốc gia có quan hệ gần gũi hoặc sinh lợi với chế độ Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid – 19. Burkina Faso cũng không ngoại lệ.

Vào ngày 24 tháng 5 năm 2018, Burkina Faso tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nơi mà chế độ Trung Quốc coi là một phần của lãnh thổ của họ. Hai ngày sau, Bộ trưởng Ngoại giao Alpha Barry đã ký một thỏa thuận với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị để nối lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Kể từ năm 2016, Bắc Kinh đã tập trung vào việc thu hút các đồng minh của Đài Loan bằng cách cung cấp cho họ các khoản đầu tư và cho vay. Mặc dù Đài Loan là một hòn đảo tự trị với chính phủ được bầu cử dân chủ, Bắc Kinh coi đây là một tỉnh nổi loạn nên có thể sẽ thống nhất với đại lục và sử dụng lực lượng quân sự nếu cần thiết.

Burkina Faso và Trung Quốc đã thành lập một ủy ban kinh tế và thương mại chung ngay sau khi nối lại quan hệ. Kể từ đó, thương mại song phương đã nhanh chóng phát triển và đã có nhiều chuyến thăm cấp cao chính thức giữa hai nước.

Vào tháng 9 năm 2018, Chủ tịch Burkina Faso, ông Marc Marc Christian Kabore đã đến thăm Trung Quốc và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh của Diễn đàn về Hợp tác Trung Quốc-Châu Phi. Tháng 1 năm 2019, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến thăm bốn quốc gia châu Phi, bao gồm Burkina Faso.

Vào tháng 4 năm 2019, Tổng thống và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Burkina Faso đã thực hiện một chuyến thăm cấp nhà nước khác tới Trung Quốc.

Vào tháng 7 năm 2019, khi Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Khuất Đông Ngọc được bầu làm Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), ông Khuất đã nhận được sự hỗ trợ từ Burkina Faso. Truyền thông nhà nước Trung Quốc China Daily đưa tin, ông Wang Yi phát biểu rằng “từ giờ trở đi, Trung Quốc đã có một người bạn tốt khác, đó là các đồng minh châu Phi của chúng ta, bên trong các tổ chức quốc tế của Liên Hợp Quốc”.

Tại Hội đồng Nhân quyền Hoa Kỳ năm 2019, 22 quốc gia đã lên án việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. Trong khi đó, hơn 50 quốc gia đã cùng nhau đưa ra một tuyên bố chung bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với chế độ Trung Quốc. Burkina Faso là một trong những quốc gia chọn ủng hộ ĐCSTQ. Một số người ủng hộ ĐCSTQ bao gồm những nước vi phạm nhân quyền như: Nga, Venezuela, Bắc Triều Tiên, Miến Điện (Myanmar) và Campuchia.

Đại đa số các nước châu Phi là đang phát triển và họ là trọng tâm trong các nỗ lực ngoại giao của ĐCSTQ. Bắc Kinh muốn gây ảnh hưởng và thao túng các quốc gia này bằng cách cung cấp các thỏa thuận có lợi như hỗ trợ kinh tế, đầu tư và thương mại, cũng như giúp đỡ các dự án cơ sở hạ tầng địa phương.

Hiện tại, các quốc gia châu Phi bị nhiễm virus nhiều nhất có mối quan hệ chính trị hoặc kinh tế chặt chẽ với chế độ Trung Quốc, như Ai Cập, Nam Phi, Morocco và Algeria.

Ngược lại, Swaziland, chính thức gọi là eSwatini, là nước duy nhất ở Châu Phi chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc, có ít trường hợp nhiễm virus hơn. Chỉ có 217 ca nhiễm được xác nhận và 2 trường hợp tử vong tính đến ngày 21 tháng Năm.

Trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, việc thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với Trung Quốc là điều khá phổ biến. Vấn đề chính là liệu một quốc gia hay một cá nhân có thể hiểu được bản chất thực sự của hệ tư tưởng của ĐCSTQ hay không và lập trường của họ liên quan đến việc vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ.

Hai ví dụ điển hình là Hồng Kông và Đài Loan. Mặc dù gần với Trung Quốc đại lục, cũng như thương mại và du lịch chặt chẽ đến và đi từ Trung Quốc, hai khu vực này có ít người nhiễm và số người chết thấp. Đặc biệt là trong trường hợp của Hồng Kông, một lượng lớn người Trung Quốc đại lục đã vào Hồng Kông mỗi ngày trước khi thành phố đóng cửa một phần biên giới với đại lục vào ngày 23 tháng 3. Sự thành công của việc ngăn chặn virus ở Đài Loan và Hồng Kông khó có thể được giải thích bằng khoa học hiện đại.

Tại sao chuyện này đang xảy ra? Người dân Hồng Kông đã nói “không” với ĐCSTQ bằng cách tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ, còn người dân Đài Loan thì công khai ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông. Đài Loan đã thông qua các cuộc bầu cử dân chủ và tuân theo ý muốn của người dân để tránh xa ĐCSTQ.

Burkina Faso, một quốc gia châu Phi nằm cách xa Trung Quốc, đang phải hứng chịu những trái đắng khi duy trì quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ. Đây thực sự là một bài học kinh nghiệm đầy xương máu.

Li Mingxiang, Epoch Times,
Thiện Lan dịch và biên tập

Related posts