Tin tức nước Úc sáng thứ Hai 18/5

Lừa đảo chính phủ Liên bang

Two women faces charges in relation to welfare fraud. Picture: Supplied

Hai phụ nữ 24 và 27 tuổi có nguy cơ bị phạt mỗi người 10 năm tù khi bị truy tố ra tòa với tội lừa đảo, dùng 25 cái tên giả để nhận tiền trợ cấp cháy rừng và dịch corona cho người thất nghiệp.

Tổng số tiền lừa đảo là $27,000 và cả hai mới nhận được $10,000 thì bị Cảnh sát Liên bang và Cảnh sát NSW phanh phui.

Cả hai đã bị bắt tại nhà của mình ở Port Macquarie (NSW) vào ngày 14.5.2020 và mỗi người bị truy tố ra tòa với 8 tội danh liên quan dến việc lừa đảo chính phủ Liên bang.

Tin tặc tấn công nhiều công ty Úc

A computer keyboard lit up in red.

Liên tiếp những ngày qua tin tặc đã tấn công nhiều công ty tại Úc tuy nhiên các chuyên gia không cho rằng đợt này là do bàn tay của nhà nước Trung Cộng mà là của các băng đảng tin tặc này nhắm vào việc tống tiền. Theo nhận xét thì trong các đợt tấn công này, các công ty nạn nhân sẽ phải cân nhắc giữa việc mời chuyên gia đến sữa chữa hệ thống điện toán của mình hay trả cho tin tặc một số tiền nhỏ hơn nhiều để khôi phục lại hệ thống.

Hai nạn nhân mới nhất là hai công ty Blue Scope và MyBudget. Trước đó Toll Group và cơ quan công quyền Services New South Wales cũng đã bị tấn công khiến trang web của họ đã phải ngừng hoạt động. Còn Blue Scope thì phải chuyển một số công đoạn của sản xuất thép phải chuyển từ việc điều khiển bằng máy điện toán sang vận hành bằng tay.

Hiện vẫn chưa rõ là các vụ tấn công có liên quan đến nhau hay không song đều có đặc điểm chung là gửi mã độc tống tiền đến các công ty. Đầu tiên các tin tặc lấy cắp dữ liệu và khóa chúng lại để mọi người không thể truy cập. Tin tặc cũng có thể khóa máy điện toán không thể sử dụng được trừ khi nộp tiền chuộc. Nếu không trả tiền chuộc, tin tặc cũng có thể công bố thông tin nội bộ của các công ty.

Ông Tom Uren, chuyên gia mạng thuộc Viện chính sách chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute), cho biết càng ngày càng xảy ra nhiều vụ tấn công mạng nhằm vào các công ty. Các tổ chức tội phạm mạng cũng ngày càng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, tấn công các hệ thống máy điện toán vì vậy các công ty cần phải nâng cấp hệ thống an ninh mạng để bảo vệ mạng máy điện toán cũng như các thông tin nội bộ của công ty.

Khi dịch Covid-19 bùng phát vào tháng Ba thì các công sở phải đóng cửa và chuyển sang làm việc trực tuyến, lúc đó Trung tâm an ninh mạng Úc (Australian Cyber Security Centre) đã lên tiếng khuyến cáo về nguy cơ tấn công mạng.

Kết hôn bên giường bệnh của người cha đang hấp hối

Cô dâu Natalie Hoskinson – 37 tuổi, ngụ tại Kewarra Beach, Queensland – đã thành hôn với người bạn đời tên Tim vào ngay 16.5.2020 sau ba năm đính hôn, điểm đặc biệt là lễ cưới diễn ra trong bệnh viện nơi người cha của cô đang hấp hối vì bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Khi cô ngỏ lời “I do”, tức đồng ý nhận người bàn đời làm chồng, thì cũng là lúc ba cô trút hơi thở cuối cùng.

Natalie cho biết, cha của cô, ông David Hoskinson, bị mắc bệnh ung thư ở tuổi 60, nhưng ông đã sống lâu hơn tới 13 năm so với các bác sĩ dự đoán. Năm nay, khi đến tuổi 73, lưng của ông thường xuyên đau nhức và cuối cùng ông phải vào bệnh viện để điều trị khối u phổi.

MẤy tuần qua tình trạng của ông bắt đầu xấu đi nhanh chóng. Tại bệnh viện, cha của Natalie được cho uống morphine để giảm đau và các bác sĩ thông báo rằng cha của cô sẽ khó mà hồi phục. Đầu tiên Natalie đề nghị các bác sĩ lấy nội tạng của mình để cứu lấy người cha, nhưng họ nói rằng điều này cũng vô vọng. Sau đó Natalie xin phép bệnh viện để cho phép người cha dự đám cưới của mình ngay tại nơi ông đang điều trị.

Tại hôn lễ, ngay sau khi Natalie và Tim nói với nhau những lời thề để chính thức trở thành vợ chồng, ông cha David đã trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay của gia đình và các bác sĩ.

Natailia thổ lộ là cô cảm thấy cha mình đã rất cố gắng để ở bên cô đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời mình” và từ nay về sau, cô sẽ luôn kỷ niệm ngày cưới của mình cùng với ngày mất của cha. Nhưng điều quan trọng nhất là cha của cô vẫn tham dự được lễ cưới của con gái mà ông rất yêu.

Xây dựng một kỹ nghệ mới

Thị trường toàn cầu hiện tại cho các sản phẩm rong biển ước tính có quy mô hơn 11 tỷ USD. Ảnh: AgriFutures Australia.

Chính phủ liên bang đã có kế hoạch để xây dựng một kỹ nghệ mới nhằm khai thác và chế biến rong biển với mục tiêu đạt tổng giá trị $10 triệu vào năm 2025 và $1 tỷ vào năm 2040.

Hiện tại trên toàn cầu, thị trường của các sản phẩm từ rong biển đã đạt đến mức tổng trị giá trên US$ 11 tỷ và sẽ tăng gấp đôi vào năm 2023. Với viễn ảnh này thì Úc như một nước bao quanh là biển, sẽ có tiềm năng rất lớn.

Hiện tại viện nghiên cứu “Canh nông tương lai của Úc” (AgriFutures Australia: AFA) và Viện Nghiên cứu Rong biển Úc (Australian Seaweed Institut: ASI) đang phối hợp trong dự án phát triển kỹ nghệ này. ASI đã đề ra kế hoạch phát triển các trại trồng rong biển và phát triển các sản phẩm rong biển có giá trị cao từ rong biển bản địa của Úc. Để làm vậy, ASI đã nghiên cứu những cơ hội phát triển cho Úc và sau đó là một kế hoạch chi tiết với các cột mốc là đạt tổng giá trị $10 triệu vào năm 2025 và $1 tỷ vào năm 2040.

Hiện tại AFA và ASI họ đang thảo luận với Tiểu bang Queensland kế hoạch mở cái trại rong biển quy mô thương mại đầu tiên của Úc tại Vịnh Moreton cùng với một vườn ươm, trung tâm nghiên cứu và cơ sở chế biến rong biển.

Ông Jo Kelly, Giám đốc ASI, thì Úc có điều kiện lý tưởng để phát triển rong biển và cơ hội xuất cảng lớn cho các sản phẩm sinh học có giá trị cao từ rong biển bản địa. Ông nhận xét: “Trong khi có một số doanh nhân, nhà nghiên cứu thực hiện các dự án trên khắp nước Úc, không có trại rong biển quy mô thương mại nào hoạt động nội địa. Do nghiên cứu về các chế phẩm sinh học từ các loài rong biển bản địa của Úc hầu như không có, không quá đáng khi nói rằng ngành kỹ nghệ này có tiềm năng đóng góp cho sức khỏe và dinh dưỡng toàn cầu trong khi thêm giá trị gia tăng quan trọng cho nền kinh tế Úc”.

Tiến sĩ Patrick Hone thuộc Công ty Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản (Fisheries Research and Development Corporation: FRDC), nhận xét: “Cơ hội cho ngành kỹ nghệ rong biển của Úc thực sự rất lớn, cả về kinh tế, môi trường và xã hội”.

Theo ông thì kỹ nghệ này sẽ tạo ra việc làm mới ở vùng duyên hải, giúp bảo vệ và tái tạocác thủy lộ và góp phần giảm khí thải nhà kính.

Băng trộm sữa chờ lãnh án

Lie Ke outside Burwood Local Court.
Lie Ke

Nữ can phạm Lie Ke, 50 tuổi, đã bị kết tội câu kết với những tên trộm chuyên nghiệp để trộm sữa bộ cho trẻ sơ sinh rồi chuyển về Trung Quốc bán, cô ta sẽ bị Tòa Trung thẩm Parramatta tuyên án vào tháng tới,

Trong vụ này thì nguyên một gia đình gốc Trung Quốc họ Khách (Ke) đã bị bắt với cáo buộc tổ chức ăn cắp sữa trẻ em để bán về Trung Quốc. Theo cáo trạng, trong vòng 12 tháng, gia đình này cùng các tòng phạm đã ăn trộm vá bán về Trung Quốc số lượng sữa cho trẻ em, mật ong Manuka và các loại vitamin trị giá trên 1 triệu Úc kim.

Lie Ke từ Trung Quốc di dân đến Úc vào năm 2001 và ban đầu thì gia đình bốn người này điều hành một đại lý sách báo và vé số (newsagency) tại Carlingford, với ông chồng Wueqi, 54 tuổi và hai đứa con Xiaoyu, 30 tuổi và Jian Feng Ke, 32 tuổi. Tuy nhiên sau đó thì họ lấn sang nghề buôn bán sữa ăn trộm. Ba thành viên gia đình đã bị bắt và truy tố vào tháng Tám năm 2018, Jian Feng Ke bị bắt tại Phi trường Sydney vào đầu năm ngoái sau khi từ Trung Qốc trở lại Sydney.

Jian Feng Ke leaving Surry Hills Police Centre. Picture: Damian Shaw
Jian Feng Ke

Tháng Tám năm 2018 cảnh sát đã lục soát hai căn nhà của họ tại vùng Carlingford và phát hiện trên 4000 hộp sữa cho trẻ em, một số lượng lớn mật ong Manuka và nhiều loại vitamin. Tại đây Cảnh sát cũng đã phát hiện và tịch thu số tiền mặt trên $215,000. Cùng lúc đó cảnh sát cũng đã lục soát cửa tiệm “Onestop Nature” tại Bankstown.

Các cơ quan hữu trách đã phong tỏa tài sản của các cá nhân liên quan. Khi bị bắt vào tháng Tám năm 2018 bà Ke khai rằng bà không biết đó là sữa ăn trộm và những người bán chỉ gọi điện thoại thông báo là có sữa muốn bán,

Tuy nhiên trước đó cả 6 tháng, Cảnh sát NSW đã theo dõi mọi đường đi nước bước và ghi âm toàn bộ các cuộc điện đàm của bà với đoàn quân ăn trộm sữa gốc Trung Quốc. Lúc đó cảnh sát cho biết đã nhận diện được ít nhất 10 tên chuyện trộm sữa tại các siêu thị Coles, Woolworths, Chemist Warehouse và IGA trong thời gian từ tháng 11 năm 2017 đến tháng Tám năm 2018. Băng trộm này ra tay với cùng một thủ đoạn, sữa trộm được đưa về đường hẽm phía sau tiệm “Onestop Nature” tại Bankstown để vào kho!

Cảnh sát cũng đã quay phim cảnh gia đình Ke chuyển những thùng sữa vào tiệm và cảnh họ trò chuyện với đoàn quân ăn trộm.

Tin lúc đó cho hay biết giá một hộp sửa tại Úc là khoảng $30, mang về Trung Quốc chúng sẽ bán lại với giá ít nhất $80. Mức chênh lệch này đã dẫn đến “khủng hoảng sữa” tại Úc, làm khốn khổ các bậc cha mẹ nuôi con nhỏ tại Úc.

Nhu cầu nuôi con tại Trung Quốc đã làm nảy sinh tình trạng ăn cắp sữa bột. Sau vụ tai tiếng năm 2008 khi 6 cháu bé sơ sinh thiệt mạng và hàng ngàn cháu bé khác bị bệnh thận vì dùng sữa do Trung Quốc sản xuất, nhu cầu sữa Úc nổi tiếng sạch và bổ trở nên cao ngất, giá một hộp sữa tại Úc là $30 nhưng mang về Trung Quốc là trên $100. Việc này làm nảy sinh tình trạng “hốt hàng” tại các siêu thị, hàng bày ra bao nhiêu thì khách hàng gốc Trung Quốc hốt bấy nhiêu, thậm chí sữa còn trên xe đẩy, chưa kịp bày lên kệ họ đã xông vào giành giật, việc này khiến các siêu thị ra thông lệ mỗi người chỉ mua một lần không quá hai hộp.

Kể từ năm 2015 báo chí Úc đã đề cập đến tình trạng khách hàng Trung Quốc vét sạch sữa hộp dành cho trẻ sơ sinh, nhất là Karicare Aptamil Gold, đã dẫn đến tình trạng “cháy hàng” trên khắp nước Úc, khiến nhiều siêu thị phải thuê người viết tiếng Hoa để dán: “Mỗi người chỉ được mua tối đa bốn hộp”.

Tờ The Courrier tại Brisbane (1.11.2015) kể chuyện thông tin một gia đình tại Gold Coast phải lái xe hàng tiếng đồng hồ và gọi 30 cửa tiệm để mua sữa Karicare và cuối cùng mới mua được tại một tiệm thuốc tây. Một người khác phải chạy suốt 10 tiệm để tìm mua sữa Bellamy.

Tờ Courier dẫn lời ông Nick Fritzkowski, một ông bố có ba con sống tại Gilston, cho biết trước đó một tuần ông chứng kiến một người Trung Quốc đẩy cả trolley đầy sữa và chất vào đầy cốp xe. Tức giận vì đến trễ, “kiếm không ra một hộp” đành phải mua sữa dành cho tuổi nhỏ hơn để con mình uống tạm, ông Fritzkowski chụp hình lại gởi đăng báo “cho mọi người biết”.

Cũng lúc đó một phụ nữ tại Melbourne đã chỉ trích Woolworths khi đến trễ, gặp cảnh “cháy hàng” sau khi một phụ nữ dùng trolley vét sạch sữa A2 Platinum trước sự làm ngơ của nhân viên siêu thị này. Bà đã chụp hình và đưa lên Facebook của siêu thị với lời bình phẩm đầy giận dữ, thu hút sự chú ý của đông đảo người đọc.

Tờ The Sydney Morning Herald dẫn chứng một trường hợp là Sophie He ở Sydney: mỗi tuần cô ta mua khoảng 60 hộp sữa dành cho bé sơ sinh và 40 lọ vitamins gởi về Trung Quốc. Sophie He cho tờ SMH biết là cô lấy tiền công của mình vào khoảng 25% giá gốc. Tức nếu mua $100, cô bán lại $125. Khi mua, cô ta phải chụp hình các hộp sữa lúc còn bày trên kệ để gởi về khách hàng tại Trung Quốc để làm bằng chứng cho thấy đó là sữa thật.

Những người như Sopgie He gọi là hawi daigou, theo tiếng Trung nghĩa là ‘mua hàng thay mặt’ ai đó. Họ đã làm trống những kệ hàng sữa bột trẻ em, các loại vitamin và thuốc bổ, và những sản phẩm khác như Weet-Bix, cherry. Họ mua để rồi bán lại cho người trong nước qua các ngả đường vận chuyển “tiểu ngạch”, thí dụ hành lý xách tay v.v…

Nhưng càng ngày nhu cầu càng tăng và có khi họ mua cả thực phẩm tươi để gởi về Hoa lục. Nhu cầu tăng vì đa số người Trung Quốc có tiền lại không giỏi tiếng Anh để mua thẳng trên mạng, ngoài ra họ cũng không tin vào các cửa tiệm bán hàng trên mạng của các công ty sữa.

Những “daigou” này kết nối với nhau theo lối truyền miệng và dần dà xây dựng một mạng lưới hợp tác dựa trên lòng tin với mục đích mua càng nhiều hàng, gởi cho càng nhiều người ở Trung Quốc. Mỗi tuần, họ có thể kiểm đến $600!

Giải thích trên đài ABC, cô Charlotte Wang, mộtnữ “hawai daigou” sống ở Newcastle quyết định nghỉ học để làm “đại diện mua sắm” cho hơn 100 thân chủ đang sống ở Trung Quốc, và các thân chủ này sẽ trực tiếp chọn hàn qua màn hình video chat. Cô cho biết: “Khách hàng của tôi muốn cùng đi mua sắm ở Úc, để chắc chắn rằng tôi mua đúng những sản phẩm chính hiệu cho họ.Chúng tôi cho khách hàng biết chính xác địa điểm mình mua sắm, dù khách hàng đang ở Trung Quốc”.

Năm 2018 một đại lý Bưu Điện Úc tại Chatswood (Sydney) trở thành một đại lý sữa trẻ em cho khách tiêu thụ Trung Quốc với hàng chữ quảng cáo bằng tiếng Trung bên ngoài “Trực tiếp gởi đến Trung Quốc” khiến các bậc cha mẹ tại Úc có lý do để nổi giậnvì tiếp tay cho đội quân chạy hàng xách tay của Trung Quốc, là những kẻ đã khiến các bậc cha mẹ ấy phải khốn khổ tìm mua sữa cho con.

Tại Victoria, tháng11 năm 2017 Cảnh sát đã phá vỡ một băng ăn trộm và bắt giữ 7 nghi can sau khi lục soát nhiều căn nhà tại các vùng Sunshine, Sunshine West, Braybrook và Richmond. Tại các căn nhà này cảnh sát đã tịch thu một số lượng sữa Aptamil trị giá $300,000. Nhiều thuốc bổ hiệu Swisse, dầu đu đủ Lucas Pawpaw, kem xoa mặt Olay cùng $500,000 tiền mặt.

Related posts