Tin thế giới tối thứ Hai 9/6: Các nhà sản xuất Mỹ bắt đầu rời khỏi Trung Quốc

Các nhà sản xuất Mỹ bắt đầu rời khỏi Trung Quốc

Theo dữ liệu gần đây của một công ty giám sát chuỗi cung ứng có trụ sở tại Hồng Kông, các nhà sản xuất Mỹ đã bắt đầu chuyển nguồn lực ra khỏi Trung Quốc, chủ yếu tới Việt Nam, Myanmar, Philippines, và Bangladesh.

Nhà máy may tại Trung Quốc.
Nhà máy may tại Trung Quốc. (Ảnh ShutterStock)

Động thái di dời sản xuất khỏi Trung Quốc đã diễn ra do sự không chắc chắn mà cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung năm 2019 gây ra. Sau đó, virus corona Vũ Hán đã làm tăng tốc xu hướng này và đã khuyến khích thêm nhiều công ty giảm sự phụ thuộc quá mức của họ vào nhà cung cấp duy nhất – Trung Quốc.

Theo báo cáo của Qima, công ty giám sát chuỗi cung ứng và kiểm soát chất lượng có trụ sở tại Hồng Kông, nhiều nhà sản xuất đang di chuyển tới Đông Nam Á và Nam Á. Báo cáo của Qima dựa trên dữ liệu được thu thập từ hàng chục nghìn cuộc kiểm tra chuỗi cung ứng được thực hiện trên toàn cầu cho các nhãn hàng tiêu dùng và bán lẻ. Các công ty sử dụng các báo cáo giám sát này để đưa ra quyết định về việc liệu họ có chuyển sang một nhà cung cấp mới hay không.

Trong hai tháng đầu năm nay, nhu cầu về các cuộc điều tra giám sát và kiểm toán ở Đông Nam Á của các đơn vị mua hàng tại Bắc Mỹ đã tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó các nước như Việt Nam, Myanmar và Philippines là được hưởng lợi, theo báo cáo của công ty Qima.

Trong khi đó, nhu cầu điều tra giám sát chuỗi cung ứng tại Nam Á đã tăng 52% so với năm ngoái. Bangladesh trở thành một điểm đến hấp dẫn, đặc biệt cho các nhãn hàng dệt và may mặc.

Ngoài ra, theo một cuộc khảo sát do Qima thực hiện với hơn 200 công ty vào cuối tháng Hai, 87% doanh nghiệp được hỏi tin rằng đại dịch COVID-19 sẽ kích hoạt những thay đổi đáng kể trong việc quản lý chuỗi cung ứng trong thời gian tới.

Hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát cho biết để giảm thiểu nguy cơ thiếu nguồn cung do số nhà máy đóng cửa tăng lên, họ đã bắt đầu chuyển sang các nhà cung cấp ở các khu vực chưa bị ảnh hưởng bởi virus corona.

Tuy nhiên, xu hướng này đã bị gián đoạn trong vài tháng gần đây khi đại dịch COVID-19 đã lây lan tới nhiều khu vực khác trên thế giới. Tương lai của ngành sản xuất Châu Á ngoài Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào khả năng các nước trong khu vực sống sót ra sao sau cuộc khủng hoảng sức khỏe này.

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp toàn cầu rất quan trọng. Theo Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc chiếm gần 20% thương mại toàn cầu trong ngành sản xuất các sản phẩm tầm trung, tăng từ 4% vào năm 2002.

Phần lớn các công ty Mỹ đã đầu tư mạnh mẽ vào các cơ sở và nguồn nhân lực tại Trung Quốc để được quyền tiếp cận thị trường đông dân nhất thế giới này, và họ cũng đã chấp nhận từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ tại đây, coi đó là giấy thông hành để họ được vào thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19, kết hợp với tâm lý chống chế độ cộng sản Trung Quốc gia tăng trong vài tháng qua đã buộc nhiều tập đoàn nước ngoài phải nghĩ lại về mối quan hệ của họ với Trung Quốc.

Trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình, Apple năm ngoái đã yêu cầu các nhà cung cấp của họ phải xem xét chuyển một số dây chuyền sản xuất nhất định từ Trung Quốc tới Đông Nam Á. Công ty này cũng đã bắt đầu quá trình chuyển sản xuất nhãn hàng AirPods – tai nghe không dây nổi tiếng nhất của hãng, từ Trung Quốc tới Việt Nam.

Trong năm 2019, tối thiểu 50 công ty đa quốc gia, trong đó có các công ty Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan đã thông báo kế hoạch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan của Mỹ áp lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Xuân Thành (Theo The Epoch Times)

Con trai người tuyên bố chống ĐCSTQ bị đội bóng Serbia sa thải

Cựu cầu thủ bóng đá nổi tiếng Trung Quốc Hác Hải Đông (Hao Haidong) và vợ sau khi đăng tuyên ngôn chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngoại giới lo lắng chính quyền Đại Lục có thể sẽ có một số hành động đối với ông và người nhà của ông. Sự lo lắng của ngoại giới cũng không phải là không có căn cứ, ngày 6/6, trên mạng internet lan truyền thông tin con trai ông Hác Hải Đông là Hác Nhuận Trạch đã bị đội bóng sa thải. 

Hác Hải Đông, Hác Nhuận Trạch
Cựu cầu thủ bóng đá nổi tiếng Trung Quốc Hác Hải Đông (phải) và con trai Hác Nhuận Trạch (Ảnh từ Weibo)

Ngày 6/6, tỷ phú Quách Văn Quý hiện đang sinh sống tại Mỹ đã tiết lộ trong một video trực tiếp rằng, con trai của ông Hác Hải Đông là Hác Nhuận Trạch đang chơi cho ở giải Vô địch quốc gia Serbia đã bị sa thải.

Hác Nhuận Trạch (Hao Runze) năm nay tham gia vào đội Radnicki Nis, sáng ngày 31/5, lần đầu tiên anh tham dự Siêu cúp Serbia, đã ra khỏi ghế dự bị và ghi một bàn thắng, khiến người hâm mộ bóng đá toàn cầu chú ý. Trước một ngày ông Hác Hải Đông công bố chống ĐCSTQ, nhiều kênh truyền thông Đại Lục còn sôi nổi đưa tin về Hác Nhuận Trạch ghi bàn tại Siêu cúp Serbia.

Khi đó, Hác Nhuận Trạch được truyền thông Đại Lục bình luận là trụ cột trong tương lai của làng bóng đá Trung Quốc, là người đưa bóng đá Trung Quốc lên đỉnh cao. Truyền thông Đại Lục còn phỏng vấn ông Radoslav Batak – quản lý câu lạc bộ mà Hác Nhuận Trạch đang chơi, ông khen ngợi Hác Nhuận Trạch là người nghe lời và cố gắng, có đặc tính tốt của người Trung Quốc. Ông Radoslav Batak cho biết, ông tin rằng trong các trận đấu tiếp theo, Hác Nhuận Trạch sẽ biểu hiện xuất sắc hơn, và trở thành quân át chủ bài mới của đội bóng.

Tuy nhiên, sau khi ông Hác Hải Đông đăng tuyên ngôn lật đổ ĐCSTQ vào ngày 4/6, các bản tin liên quan đến Hác Nhuận Trạch cũng bị phong tỏa.

Có cư dân mạng cho rằng, “Con trai của Hác Hải Đông là Hác Nhuận Trạch bị đuổi, không nghi ngờ gì chính là bàn tay tà ác và ngu xuẩn của ĐCSTQ! Độ ‘hot’ của ông Hác Hải Đông mấy ngày gần đây mang tính toàn cầu, vốn sẽ rất nhanh nhanh chóng hạ nhiệt, nhưng hiện tại lại bùng nổ chuyện ‘ĐCSTQ gây áp lực đội bóng sa thải con trai của ông Hác Hải Đông’, ‘làng bóng Serbia tai tiếng sa thải con trai ông Hác Hải Đông vì nguyên nhân chính trị’. Tiếp theo, đội bóng nào đứng ra, chắc chắn sẽ gây chú ý, với tiêu đề ‘Đội bóng XX đàm phán ký và có khả năng ký hợp đồng với Hác Nhuận Trạch’”. 

Bình luận viên thời sự Đường Tĩnh Viễn cho rằng, việc Hác Nhuận Trạch bị đội bóng Serbia sa thải không phải là điều bất ngờ. Bởi vì Serbia rất thân ĐCSTQ, “Sa thải Hác Nhuận Trạch chỉ là quà ra mắt. Thực ra, Tây Ban Nha cũng rất thân Cộng, áp lực tương lai của ông Hác Hải Đông e là sẽ không nhỏ.”

Được biết, hồi tháng Ba năm nay, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic khi nhận “viện trợ” thiết bị y tế của ĐCSTQ, từng cảm thấy kích động và hôn lá cờ 5 sao của ĐCSTQ. Hai tuần sau đó, chính ông đã nói với ngoại giới rằng, con trai cả của ông cũng bị nhiễm virus Trung Cộng (virus corona mới, virus viêm phổi Vũ Hán) và đã vào viện điều trị.

Trí Đạt

Nhà hoạt động người Mỹ gốc Phi Châu Owens phản đối “anh hùng hóa” Floyd

Qua video tự quay, nhà hoạt động Owens (31 tuổi) cho biết Floyd là một biểu tượng của “rạn nứt văn hóa người Mỹ da đen ngày nay”, qua đó khẳng định rằng “anh ta không phải là một người tốt”.

Owens cho biết cô không muốn thấy Floyd chết, và hy vọng rằng sẽ lấy lại công lý cho anh. Tuy nhiên, cô cũng không hài lòng trong việc xem Floyd như một người hùng.

Floyd từng nhiều lần bị cầm tù vì lạm dụng ma túy, anh ta cũng từng phải ngồi tù 5 năm vì cướp bóc bằng vũ khí hạng nặng. Trong vụ cướp đó anh ta đột nhập vào một gia đình, khi đó ở nhà có một phụ nữ mang thai, anh ta đã chĩa súng vào bụng người phụ nữ mang thai để uy hiếp và lục lọi trong nhà tìm ma túy và tiền. Owens cho biết: “Anh ta có thực sự thay đổi bản thân mình không? Tôi không nghĩ vậy.”

“Chúng ta hãy tưởng tượng rằng người phụ nữ mang thai từng bị anh ta dùng súng uy hiếp, nhưng bây giờ lại xem anh ta như một anh hùng.”

Tờ The Independent của Anh đã đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn Owens đã nói: “Tôi không quan tâm liệu CNN có muốn công chúng nghĩ rằng anh ta đã là một con người mới hay không, nhưng tôi không nghĩ Floyd là một người tốt.”

Owens thậm chí đã nói về vấn đề cơ bản hiện tại của người Mỹ gốc Phi là: kém hiểu biết, tự hại mình, xem những thứ tệ hại là đẹp đẽ, giống như sự cố Floyd này. Cô nói rằng văn hóa người Mỹ gốc Phi đã đổ vỡ.

“Floyd không phải là tấm gương, tại sao anh ta lại được coi như tấm gương? Thậm chí còn có người in hình của anh ta trên áo phông?”. Cô hỏi, từ khi nào vấn đề xem tội phạm thành như anh hùng lại trở thành cái mốt?

“Người da trắng, người Do Thái và thậm chí cả người gốc Tây Ban Nha sẽ không vì một sự kiện xảy ra như vậy mà biến một tội phạm gốc Phi thành anh hùng, chỉ có người châu Phi chúng ta thường xuyên làm điều như vậy!”

Cô còn chỉ ra, thông thường cứ khi nước Mỹ vào năm bầu cử lại xảy ra vấn đề lớn ở người Mỹ gốc Phi, tại sao? Cô tin rằng vụ việc Floyd đã được “những chính trị gia không có xương sống” sử dụng để kiếm vốn chính trị.

Owens cũng liệt kê một số dữ liệu để chứng minh. Ví dụ, năm ngoái trong quá trình cảnh sát thực thi pháp luật đã bắn chết tổng cộng 19 người da trắng và 9 người gốc Phi; người Mỹ gốc Phi chiếm 13% dân số Mỹ, nhưng chiếm 50% tỷ lệ tội phạm trên toàn nước Mỹ; xác suất tử vong do xung đột giữa cảnh sát và tội phạm gốc Phi gấp 18,5 lần so với các tình huống khác. Cô chỉ ra rằng khi cảnh sát chạm trán các nghi phạm người Mỹ gốc Phi, theo bản năng họ sẽ cảnh giác hơn hoặc thậm chí là sợ hãi.

“Floyd không đáng thiệt mạng như vậy, nhưng nhóm người nào cũng có thể có trường hợp như vậy, không thể từ trường hợp cá biệt suy ra toàn thể.” Owens bày tỏ hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều người người Mỹ gốc Phi thức tỉnh, từ đó tự mình biết thay đổi.

Theo Wikipedia, Owens là một nhà nhà hoạt động chính trị và nhà bình luận theo khuynh hướng bảo thủ. Cô nổi tiếng vì phản đối phong trào “Người da đen đáng được sống” (Black Lives Matter) và Đảng Dân chủ ở Mỹ. Owens từng phản đối Đảng Cộng hòa, nhưng trong cuộc bầu cử năm 2016 của Mỹ, cô đã trở thành người ủng hộ Trump. Owens thường xuyên bình luận thẳng thắn không ngại va chạm và chỉ ra những vấn đề của dân tộc châu Phi.

Biểu tình đã bị tấn công để kích động người dân

Trong quá trình thực thi pháp luật vào ngày 25/5, một cảnh sát viên da trắng ở thành phố Minneapolis bang Minnesota nước Mỹ đã hại chết một người đàn ông Mỹ gốc Phi 46 tuổi tên Floyd, hệ quả làm bùng nổ biểu tình và phản đối ở bang này, sau đó lan sang cả nước Mỹ và đã kích hoạt nhiều hoạt động bạo lực.

Hiện nay có bằng chứng cho thấy hoạt động biểu tình đã bị tấn công, có cáo buộc rằng nhiều phần tử Antifa cánh tả cực đoan và các nhóm nước ngoài đã tổ chức kích động để đạt được các mục tiêu chính trị.

Vào thứ Bảy (ngày 6/6), Chính phủ Mỹ đã ban hành một tuyên bố chính thức lên án nặng nề chính quyền Bắc Kinh đã thổi phồng ác ý về xã hội Mỹ liên quan đến các cuộc biểu tình trong cái chết đáng tiếc của George Floyd, gọi đó là “chiến dịch tuyên truyền hạ lưu”. Trên mạng xã hội, Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng lên án “tình trạng tàn nhẫn” của Đảng Cộng sản Trung Quốc về cái chết của Floyd, đã lợi dụng những cuộc biểu tình này để gây hỏa mù trong vấn đề nhận rõ thị phi.

Theo một thông tin trên The Hill, vào sáng thứ Bảy (6/6), ông Pompeo đã đăng một tweet: “Nỗ lực nhẫn tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc lợi dụng cái chết bi thảm của George Floyd vì lợi ích chính trị chắc chắn sẽ thất bại.

Huệ Anh

TT Trump sẽ ký luật bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ

Ngoại trưởng Anh Mike Pompeo

Tổng thống Trump đã lên kế hoạch ký ban hành đạo luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc liên quan tới việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, một nguồn thạo tin nói với Reuters hôm thứ Hai, song không cho biết khi nào ông Trump sẽ làm việc này.

Dự luật này đã được Nghị viện Mỹ thông qua. Phản ứng trước việc này, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington tuyên bố dự luật được nghị sĩ lưỡng đảng ủng hộ“rõ ràng phỉ báng các biện pháp chống khủng bố và cực đoan của Trung Quốc, đồng thời can thiệp nghiêm trọng vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.

Khi dự luật về người Duy Ngô Nhĩ của Hoa Kỳ được ban hành, Bí thư khu tự trị Tân Cương, Trần Toàn Quốc, một thành viên của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ nằm trong số quan chức bị trừng phạt.

Mỹ áp lệnh trừng phạt hệ thống vận tải Iran

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Hai cảnh báo trừng phạt các thực thể có quan hệ với công ty vận tải Shipping Lines (IRISL) của Iran và công ty con của IRISL có trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc, theo Reuters.

Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với mạng lưới vận chuyển của Iran đã bắt đầu có hiệu lực vào thứ Hai. Các lệnh trừng phạt này được Hoa Kỳ công bố vào tháng 12 sau khi cáo buộc Teheran cổ súy cho việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, theo Reuters.

Trong tuyên bố, ông Pompeo cũng đề nghị các chính phủ trên khắp thế giới điều tra hoạt động của các thực thể vận tải Iran tại các cảng và vùng biển, đồng thời khuyến khích các hành động thích hợp để ngăn chặn hoạt động phổ biến vũ khí của Iran.

Mỹ cân nhắc giảm quân tại nước ngoài, Hàn Quốc lo lắng

Tổng thống Trump đang tiếp tục xem xét lại việc quân đội Mỹ hiện diện ở nước ngoài, Nhà Trắng hôm thứ Hai cho biết, sau khi xuất hiện các báo cáo nói rằng ông Trump có kế hoạch rút một phần quân khỏi Đức, Yonhap đưa tin.

Thông tin từ các báo cáo cho hay Tổng thống Trump sẽ cắt giảm số quân ở Đức từ 34.500 xuống không quá 25.000. Theo Yonhap, thông tin này làm dấy lên lo ngại rằng Mỹ cũng sẽ cắt giảm số quân đồn trú tại Hàn Quốc.

Mỹ-Hàn đang trong thời gian đàm phán về chia sẻ chi phí quốc phòng để duy trì sự hiện diện của 28.500 lính Mỹ tại bán đảo Triều Tiên.

Trung Quốc trỗi dậy, lãnh đạo Nato kêu gọi các nước chống lại ‘thói bắt nạt và cưỡng chế’

Ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký Nato

Người đứng đầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (Nato) kêu gọi các nước cùng chí hướng tham gia vào liên minh quân sự này để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Radio Free Europe đưa tin, ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký Nato, hôm thứ Hai (8/6) đưa ra những bình luận này tại một sự kiện trực tuyến được tổ chức bởi hai cơ quan nghiên cứu, gồm Hội đồng Đại Tây Dương và German Marshall Fund của Hoa Kỳ.

Ông cảnh báo: “Sự trỗi dậy của Trung Quốc về cơ bản đang làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu, làm nóng cuộc đua giành quyền tối cao về kinh tế và công nghệ, nhân rộng các mối đe dọa đối với các xã hội cởi mở và các quyền tự do cá nhân, cũng như gia tăng sự cạnh tranh đối với các giá trị và cách sống của chúng ta”.

Nhà lãnh đạo Nato tiếp tục nói về Trung Quốc: “Họ đang đến gần chúng ta hơn trong không gian mạng, chúng ta thấy họ ở Bắc Cực, Châu Phi, chúng ta thấy họ đầu tư vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng ta”.

Ông Stoltenberg, quốc tịch Na Uy, nói rằng dịch bệnh COVID-19 đã “làm gia tăng căng thẳng vốn có” đối với an ninh của các quốc gia. Ông cho rằng 30 nước thành viên trong Nato cần đưa ra một “phương cách toàn cầu hơn nữa” để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc.

Ông Stoltenberg phát biểu: “Khi chúng ta nhìn tới năm 2030, chúng ta cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các nước cùng chí hướng, như Úc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc, để bảo vệ các quy tắc và thể chế toàn cầu giúp chúng ta an toàn trong nhiều thập niên qua, thiết lập các chuẩn mực và tiêu chuẩn về không gian và không gian mạng, dựa trên các công nghệ mới và việc kiểm soát vũ khí toàn cầu, cuối cùng là để đứng lên vì một thế giới được xây dựng dựa trên tự do và dân chủ, chứ không phải dựa trên thói bắt nạt và cưỡng chế”.

Đưa tin về bài phát biểu của nhà lãnh đạo Nato, Financial Times đề cập đến cách Trung Quốc xử lý đại dịch đã làm gia tăng căng thẳng vốn có với các nước trong và ngoài Nato. Chính quyền Trung Quốc bị nghi ngờ cố tình phát tán dịch bệnh COVID-19 ra thế giới thông qua việc trì hoãn công bố dịch bệnh và che đậy mức độ nguy hiểm của virus Vũ Hán.

Cựu ngoại trưởng Philippines: Có thể tịch thu tài sản Trung Quốc vì tàn phá Biển Đông

Cựu ngoại trưởng Philippines: Có thể tịch thu tài sản Trung Quốc vì tàn phá Biển Đông

Ngoại trưởng Philippines Del Rosario bàn về vấn đề Biển Đông hồi năm 2012 Cựu Ngoại trưởng Philippines hôm thứ Hai (8/6) tuyên bố nước này có thể “tịch thu” một số tài sản của Bắc Kinh vì những thiệt hại gây ra trong quá trình xây dựng đảo phi pháp trên Biển Đông. 

Một nghiên cứu của Viện Khoa học Hàng hải thuộc Đại học Philippines kết luận việc cải tạo và bồi đắp hơn 1.850 hecta đất trên Biển Đông tại Bãi cạn Scarborough (mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo) và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã dẫn đến thiệt hại 33,1 tỷ peso (1,5 tỷ USD) hàng năm cho Philippines, theo Đài ABS-CBN.

Tính riêng trong năm nay, Trung Quốc nợ Philippines khoảng 200 tỷ peso (9,2 tỷ USD), Thượng nghị sĩ Risa Hontiveros cho biết.  Bà cũng là người thúc đẩy một nghị quyết của Thượng viện Philippines yêu cầu chính phủ Trung Quốc đền bù thiệt hại.

Trước những tổn thất gây ra bởi Trung Quốc, Cựu Ngoại trưởng Philippines ông Albert del Rosario cho biết nước này có thể tịch thu toàn bộ cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc (SGCC) trong Tập đoàn Lưới điện Quốc gia Philippines (NGCP) và trong liên doanh viễn thông DITO Telecommunity.

Trung Quốc sở hữu 40% cổ phần Tập đoàn Lưới điện Quốc gia Philippines, doanh nghiệp vận hành cơ sở hạ tầng mạng lưới điện hoặc phân phối điện của Philippines. Theo một báo cáo của CNN, sự tham gia của Trung Quốc vào Tập đoàn Lưới điện Quốc gia Philippines, có thể cấp cho Bắc Kinh quyền kiểm soát toàn hệ thống lưới điện Philippines, thậm chí ngắt điện toàn bộ đất nước. 

DITO là một liên doanh giữa China Telecom (một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc khác) và Udenna Corp. Liên doanh này hiện là doanh nghiệp viễn thông lớn thứ ba của ở Philippines. China Telecom sở hữu 40% trong DITO.

“Chính quyền Philippines có quyền tịch thu tài sản thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc tại Philippines để chi trả cho các khoản nợ của Bắc Kinh đối với người dân Philippines một khi xác định được toàn bộ thiệt hại gây ra”, ông Del Rosario tuyên bố.

“Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho việc này và chính phủ Philippines cần phải đứng lên vì người dân”, ông Del Rosario. Hồi năm 2012 ông Del Rosario từng đưa Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài thường trực để giải quyết một tranh chấp trên biển.

“Chính phủ Philippines nên bày tỏ lập trường rằng đây (việc đòi đền bù) thực sự là một tuyên bố rất hợp lý và hợp pháp”, Thượng nghị sĩ Risa Hontiveros bày tỏ sự ủng hộ với kiến nghị của ông Del Rosario.

Trung Quốc đã xây dựng các pháo đài khổng lồ trên các rạn san hô trong khu vực được Philippines tuyên bố chủ quyền trước khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức hồi năm 2016. Người tiền nhiệm của ông, Benigno Aquino III, đã thắng trong một vụ kiện tại một tòa án trọng tài của Liên Hợp Quốc, nhưng phán quyết được công bố trong nhiệm kỳ tổng thống đương nhiệm.

Tuy vậy tổng thống đương nhiệm Duterte vẫn đang trì hoãn việc thi hành phán quyết, và thay vào đó tìm kiếm mối quan hệ kinh tế và chính trị chặt chẽ hơn với Bắc Kinh.

WHO kêu gọi thế giới tập trung chống dịch

Hôm thứ Hai, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nước chú tâm vào việc ngăn chặn đại dịch viêm phổi Vũ Hán, đồng thời lưu ý rằng tình hình đại dịch này đang xấu đi trên toàn cầu và chưa lên đến đỉnh điểm ở Trung Mỹ, theo Reuters.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, hôm Chủ nhật, thế giới đã ghi nhận thêm hơn 136.000 trường hợp nhiễm Covid-19. Đây là ngày có số ca nhiễm mới cao nhất từ trước tới nay.

“Sau hơn 6 tháng đại dịch bùng phát, đây không phải là lúc để bất kỳ quốc gia nào xao nhãng việc chống dịch”, ông Tedros nói trong một cuộc họp báo ngắn.

Trả lời câu hỏi về Trung Quốc trong cuộc họp báo, Tiến sĩ Mike Ryan, một quan chức hàng đầu của WHO, cho biết các cuộc điều tra về sự bùng phát đại dịch có thể phải đợi thêm vì hiện tại “cần tập trung vào việc làm thế nào để ngăn chặn làn sóng dịch thứ hai”.

Thủ tướng Anh đề nghị người dân biểu tình trong hòa bình

BBC đưa tin tối thứ Hai, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã kêu gọi người biểu tình “hành động một cách hòa bình, hợp pháp” khi bày tỏ thái độ với nạn phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử.

Viết trên The Voice, Thủ tướng Johnson cho biết chính phủ Anh không thể không chú ý tới sự bất bình của người biểu tình trước cái chết của George Floyd, một người da màu bị ngộ sát ở Mỹ. Tuy nhiên, ông Johnson cảnh báo, nếu người biểu tình tấn công cảnh sát hoặc phá hoại tài sản công cộng, thì họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Sau khi phần lớn các cuộc biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc diễn ra hòa bình thì vào thứ Bảy, người biểu tình ở London bắt đầu có các hành vi bạo lực khi họ ném pháo sáng và giật đổ tượng của cựu thủ tướng Anh Winston Churchill.

New York Times bịa chuyện cựu TT Bush nói sẽ không bỏ phiếu cho TT Trump?

  • Như Ngọc
  • Thứ ba, 09/06/2020 • 991 lượt xem

Phát ngôn viên của cựu Tổng thống George W. Bush đã kịch liệt bác bỏ bài báo của New York Times đưa tin ông Bush nói ông sẽ không bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử vào tháng Mười Một tới đây. 

New York Times (NYT) hôm thứ Bảy (6/6) đăng bài viết cho biết một loạt thành viên Đảng Cộng hòa không có kế hoạch ủng hộ ông Trump tái cử tổng thống Mỹ. Trong danh sách này có cựu tổng thống George W. Bush, và NYT dẫn nguồn tin từ “những người thân quen với suy nghĩ của họ”.

Ông Freddy Ford phát ngôn viên của cựu tổng thống Bush trong thư gửi tờ Texas Tribune đã nói rằng: “Ông [Bush] đã nghỉ hưu và chưa biểu lộ ông sẽ bỏ phiếu như thế nào”.

NYT vẫn chưa cập nhật vào bài báo với tuyên bố phủ nhận thông tin của Freddy Ford.

Freddy Ford, phát ngôn viên cho Mr. Bush, đã nói rằng cựu tổng thống sẽ đứng ngoài cuộc bầu cử này và chỉ nói về những vấn đề chính sách, như tuần này ông đã tuyên bố rằng nước Mỹ phải ‘đánh giá những thất bại chiến lược của chúng ta’ về phân biệt chủng tộc”, bài báo của NYT nhấn mạnh.

Những đảng viên Cộng hòa khác mà NYT đưa tin họ sẽ không bỏ phiếu cho ông Trump trong năm nay gồm có Thượng nghị sĩ bang Utah Mitt Romney, phu nhân của cố Thượng nghị sĩ bang Arizona John McCain, bà Cindy McCain, và cựu Ngoại trưởng Colin Powell.

Ông Powell đã nói trên chương trình “State of the Union” của CNN phát sóng hôm 7/6 rằng ông “không thể  có bất kỳ cách nào ủng hộ Tổng thống Trump năm nay”.

Tổng thống Donald Trump chưa lên tiếng về thông tin của tờ NYT. Hôm 8/6, ông Trump chia sẻ lại bản tin của Daily Caller đưa về phát biểu của ông Freddy Ford trên Twitter và Facebook mà không viết bình luận gì thêm.

Như Ngọc

Related posts