Tin nước Úc sáng thứ Tư: Thị trường địa ốc trong đại dịch

Thị trường địa ốc trong đại dịch

Thị trường địa ốc Úc đã chừng lại và giá nhà tại hai thị trường nóng nhât là Sydney và Melbourne đã sụt giảm giá lần lượt là 0.6% và 1.1% trong tháng Năm. Giá nhà trên toàn quốc giảm 0.4 % trong tháng 5/2020, trừ thủ đô Canberra ghi nhận mức tăng 0.5% và Hobart có mức tăng 0.8 %.

Tuy nhiên tính từ đầu năm đến nay giá nhà vẫn tăng 4.2% tại Sydney và tăng 1.6% tại Melbourne. Trong 12 tháng qua, giá nhà ở Sydney và Melbourne tăng lần lượt là 15.6% và 12.2%. Trong khi đó, thị trường nhà ở tại Perth và Darwin giảm là 2.1% và 1.6%.

Tim Lawless, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của công ty địa ốc CoreLogic cho biết mức giảm 0.4% giá nhà trên toàn quốc trong tháng Năm cho thấy thị trường bất động sản nói chung vẫn hoạt động tương đối tốt, bất chấp những khó khăn to lớn do đại dịch Covid-19 gây ra.

Tuy nhiên, ông Lawless cảnh báo giá nhà ở có thể chịu áp lực vào cuối năm nay khi các gói kích thích kinh tế của chính phủ kết thúc và người vay mua nhà bắt đầu phải trả nợ ngân hàng.

Chính phủ Úc sẽ tung ra gói hỗ trợ xây dựng nhà ở trị giá nhiều tỷ Úc trong vài ngày tới, bao gồm trợ cấp tiền mặt cho việc xây dựng mới nhà ở hay tân tang nhà cửa.

Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Quốc gia (RBA) tỏ dấu hiệu sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0.25% trong nhiều năm, cũng vẫn sẽ là sự hỗ trợ lớn cho khu vực bất động sản trong dài hạn.

Trong thời gian qua giới chuyên gia địa ốc đưa ra những phán đoán trái ngược nhau theo lối trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

Vào tháng Ba, ông Simon Pressley, Giám đốc điều hành Công ty tích thị trường Propertyology, cho rằng giá nhà sẽ lên sau đại dịch.

Theo ông thì giá bất động sản thường phục hồi ở các cuộc khủng hoảng trong quá khứ. Giá trị nhà có thể tăng lên vào sau những cuộc khủng hoảng kinh tế và điều này cũng sẽ lập lại với cuộc suy thóa kinh tế hiện tại mà nguyên nhân chính là đại dịch Covid-19.

Ông dẫn chức cuộc suy thoái kinh tế tại Úc vào năm 1990 và khi kinh tế vừa hồi phục, thị trường bất động sản đã phục hồi vũ bão. Trong ba năm 1991-1993, bất động sản tại toàn bộ tám thành phố lớn ở nước này tăng từ 2% (Melbourne) đến 27% (Perth).

Trong giai đoạn 2008-2010, Úc tránh được suy thoái trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và thị trường bất động sản càng tăng kinh khủng hơn. Giá nhà sản ở tất cả các thành phố trung tâm hay ngoại ô đều tăng.

Theo ông thì vào thị trường gia cư đang chịu tác động mạnh từ đại dịch nhưng tình hình xấu này sẽ không kéo dài. Việc tăng giá bất động sản sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như giá trị nhà giảm bao nhiêu và thời gian đóng cửa quốc gia sẽ kéo dài bao lâu.

Phân tích mặt tích cực của cuộc khủng hoảng này, giới đầu tư cho rằng trong suốt hai năm trước khi đại dịch xảy ra, thị trường bất động sản đã lâm vào tình trạng ngủ đông. Nhưng sắp tới thì các biện pháp kích thích của chính phủ sẽ giúp thị trường địa ốc tăng trưởng mạnh.

Nhưng đến giữa tháng Năm thì lại có chuyên gia địa ốc khuyên rằng công chúng không nên mua nhà vì giá nhà sẽ giảm 32% vào cuối năm 2022?

Theo các chuyên gia của Ngân hàng Commonwealth thì giá nhà tại Úc có thể giảm đến 22% vào cuối năm 2022 nếu tình trạng suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra còn kéo dài.

Theo phân tích của ngân hàng này thì thị trường nhà cửa còn bị ảnh hưởng mạnh bới tình trạng thất nhiệp cao, do đó số người mua nhà lại giảm trong khi số bán nhà lại tăng.

Trong những dự đoán bi quan thì kinh tế có thể bị giảm 7.1 % năm nay và 0.8 % vào năm 2021, đến năm 2022 có thể tăng 2.3 % rise. Xuyên qua giai đoạn này, giá nhà có thể giảm đến 32 %.

Ít bi quan hơn, kinh tế có thể bị giảm 6 % năm nay và tăng 6 % vào năm 2021, đến năm 2022 có thể tăng 3 % rise. Xuyên qua giai đoạn này, giá nhà có thể giảm 11 %.

Bé cái nhầm

At just 30, Nathan Turner was thought to be Australia’s youngest very COVID-19 victim.
Nathan Turner

Các giới chức y tế Queensland nói riêng và của Úc nói chung từng đau đầu vì cái chết của Nathan Turner, được cho là bệnh nhân trẻ nhất chết vì bệnh Covid-19.

Nathan Turner một thợ mỏ 30 tuổi cư ngụ tại vùng Blackwater ở trung bộ Queensland, đã tử vong tại nhà vào tối 26.5.2020 và kết quả khám nghiệm cho thấy anh dương tính với Covd-19. Ngay lập tức chính phủ Queensland báo động về trường hợp “lây nhiễm cộng đồng” vì là trong suốt hai tháng qua nạn nhân này đã không đi nước ngoài và cũng không rời khỏi địa phương, thậm chí ngày 25.5.2020 vẫn đi làm bình thường và không hề có các triệu chứng mắc bệnh.

Chính phủ phải lập tức cách ly những người từng tiếp xúc với nạn nhân và các nhân viên khám nghiệm hiện trường. Thậm chí Bộ y tế Queensland đang điều tra xem cái chết của Nathan có liên quan đến vụ nhiễm bệnh của một y tá tại Rockhampton vào đầu tháng này khiến chính quyền phải ra lệnh phong tỏa cả một viện dưỡng lão. Lý do là vào tuần lễ thứ hai của tháng Năm, nữ y tá này đã đến Blackwater cho dù không có sự tiếp xúc với Nathan.

Thế nhưng kết quả giảo nghiệm cuối tuần qua cho thấy Nathan không hề bị nhiễm virus Covid-19 và thế là chính phủ Queensland lại phải điều tra việc “tại sao lại có sự nhầm lẫn” như vậy!

Phân bón cho cây trồng từ… pin cũ

Envirostream Australia – một công ty hoàn toàn mới mẻ tại Tây Úc – đang trình làng một loại phân bón với các nguyên tố vi lượng thu hồi từ các viên pin kiềm đã cũ (alkaline batteries)

Công ty này đã bổ sung mangan và kẽm có nguồn gốc từ pin kiềm- chủ yếu được lấy từ bộ phận viễn khiển của TV và đồ chơi trẻ em – trộn với phân bón thông thường. Kết quả thí nghiệm trên cây lúa mì trồng trong nhà kính vào năm 2019 cho thấy loại phân bón này đã cho ra kết quả rất khả quan. Nay thì công ty tiến hành thực nghiệm trên quy mô lớn tại một nông trại lúa mì ở gần thị trấn Kojonup của Tây Úc. Khu vực này cung cấp 14 triệu tấn ngũ cốc mỗi năm, nhưng đất có độ pH thấp, thiếu kẽm (zinc), manganese và phosphate.

The ground around Kojonup is known to be low-pH and lacking in zinc, manganese, and phosphate, which the fertilizer could compensate for while also lowering the number of batteries sent to landfills each year

Theo một tuyên bố từ Lithium Australia, công ty mẹ của Envirostream Australia, dự án này là “cơ hội để giảm lượng khí thải carbon của kỹ nghệ pin, cũng như ô nhiễm rác thải, đồng thời cải thiện sản xuất lương thực toàn cầu”.

Tại Úc, khoảng 158 triệu pin kiềm được bán ra thị trường mỗi năm, trong số có tới 97% bị thải ra các bãi chôn lấp sau khi sử dụng. Tin cho hay ban đầu nhóm nghiên cứu muốn tập trung vào việc tái chế pin, nhưng sau một số thử nghiệm họ nhận ra cách đơn giản hơn là chỉ sử dụng lại một số thành phần của chúng.

Ước tính có khoảng 10 tỷ viên pin kiềm được sản xuất trên toàn thế giới mỗi năm, chiếm khoảng 80% tổng nguồn cung pin trên thế giới, đây là một thách thức ngày càng lớn đối với môi trường và Lithium Australia tuyên bố: “Tái chế pin là một vấn đề nan giải trên phạm vi toàn cầu. Kế hoạch của chúng tôi về việc tận dụng các thành phần của pin cũ để sản xuất phân bón không chỉ thân thiện với môi trường mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính bền vững của loại pin chỉ sử dụng một lần.”

Google nhất định không chia tiền!

Google đã bác bỏi đòi hỏi phải chia phần hàng trăm triệu Úc kim mỗi năm cho các tổ chức truyền thông của Úc một thỏa thuận san sẻ lợi tức quảng cáo do Chính phủ đưa ra,

Như Việt Luận đã thông tin, Ủy hội Tiêu thụ và Cạnh tranh Úc (ACCC) ước tính rằng, Google và Facebook đã cùng kiếm được khoảng $4 tỷ mỗi năm từ quảng cáo tại Úc và các tổ chức truyền thông hàng đầu của Úc đã yêu cầu hai công ty này phải trả ít nhất 10% số tiền trên mỗi năm cho các hãng tin địa phương, khi cho rằng họ đã mất phần lớn doanh thu quảng cáo vào tay các hãng kỹ thuật số lớn trên toàn cầu.

Tuy nhiên, Giám đốc điều hành của Google tại Úc là bà Mel Silva mới đây cho rằng những con số phi thực tế và tài khóa qua Gogle chỉ thu $6.7 triệu từ các quảng cáo đăng tải bênh cạnh lệnh tìm kiếm liên quan đến tin tức.

 Bà viết trên blog của mình ngày 31.5.2020: “Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng tin tức chất lượng cao có giá trị xã hội lớn, nhưng chúng ta cũng cần phải hiểu về kinh tế. Phần lớn doanh thu của chúng tôi không đến từ các truy cập tìm kiếm tin tức, mà từ các truy vấn với mục đích thương mại, như khi ai đó tìm kiếm ‘giày chạy bộ’ và sau đó nhấp vào quảng cáo”.

Bà cũng bác bỏ lập luận của ACCC khi cho rằng các công ty kỹ thuật đạt được “lợi ích gián tiếp” đáng kể từ việc hiển thị tin tức báo chí vì nội dung thu hút người dùng đến với nền tảng của họ.

Theo bà Silva, tin tức chỉ chiếm một phần nhỏ trong lệnh tìm kiếm mà người dùng thực hiện trên Google. Cụ thể, chỉ tương đương 1% trong tổng số các lệnh tìm kiếm trên Google tại Úc vào năm ngoái.

Bà khẳng định chính nền tảng kỹ thuật số này mới giúp cho các hãng tin tại Úc nhận được nhiều lượt truy cập thông qua công cụ tìm kiếm của họ.

“Nói một cách rõ ràng, rất nhiều người (người 1c và các nước khác) truy cập đến các trang web tin tức của Úc từ công cụ tìm kiếm của Google, điều này mang đến cho các hãng tin cơ hội kiếm kiếm bằng cách hiển thị quảng cáo hoặc buộc người xem trả phí.”

Bà Silva ước tính Googl đã đóng góp tới 3.44 tỷ lượt xem cho các hãng tin của Úc trong năm 2018, tương đương với khoản phí giới thiệu trị giá tới $134.5 triệu cho các hãng tin.

Tháng trước ACCC đề nghị các cơ quan truyền thông Úc tổ chức một cuộc “tẩy chay tập thể” đối với Google và Facebook nhằm buộc các đại công ty này phải thanh toán chi phí cho những thông tin mà họ đăng tải trên các nền tảng nếu như các cuộc đàm phán tự nguyện về quy tắc ứng xử thất bại. Cuối tháng 7 là hạn chót để ACCC hoàn tất bộ quy tắc này.

Bà Silva khẳng định Google sẵn sàng tham gia vào quá trình đàm phán trên, song nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa ra quyết định “dựa trên thực tế, chứ không phải những con số thiếu chính xác và nhận định vô căn cứ”.

Related posts