Tin nước Úc sáng thứ Sáu: Úc sẽ không đầu hàng Trung Quốc

Bất kể việc Trung Quốc liên tiếp áp dụng gia tăng các đòn trừng phạt về thương mại, Thủ tướng Scott Morrison vẫn thể hiện thái độ cứng rắn. Hôm thứ Năm (11/6/2020) ông tuyên bố Úc sẽ không “bán rẻ” các giá trị của mình và khuất phục trước “sự dọa nạt” của Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng tuyên bố là tiểu bang Victoria nên rút khỏi thoả thuận đã ký với Trung Quốc về Sáng kiến Vành đai-Con đường (BRI).

Trong cuộc phỏng vấn đài phát thanh 3AW vào sáng 11.6./2020 ông Morrison nhấn mạnh rằng Thủ hiến Victoria, ông Daniel Andrew, nên từ bỏ việc thỏa thuận BRI đã ký với Trung Quốc vì thỏa thuận này “không phù hợp với lợi ích quốc gia của Úc”. Ông phát biểu: “Đây không phải là chương trình mà nước Úc tham gia và không phải là chính sách đối ngoại của Úc. Tất cả các tiểu bang của Úc không nên có bất kỳ hoạt động nào không phù hợp với chính sách của Liên bang”.

Như Việt Luận đã thông tin, ông Andrew muốn tham gia sáng kiến này là để các công ty thuộc bang Victoria có thể tham gia các dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài, cụ thể lại là các đảo quốc Thái Bình Dương; đổi lại các công ty Trung Quốc cũng có thể đầu tư vào các dự án tại hạ tầng cơ sở tại bang Victoria và, từ đó tạ ra công ăn việc làm. Điều này trái với chính sách ngoại giao của quốc gia vì Úc muốn ngăn chặn việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại khu vực Thái Bình Dương. Mặt khác, còn có thông tin cho rằng ngoài các dự án hạ tầng cơ sở, Trung Quốc còn muốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực như kỹ thuật sinh học, nông nghiệp, thực phẩm, mỹ phẩm và một số kỹ nghệ khác. Dẫu sao thì đây mới chỉ là những tin tức hành lang, và trên thực tế chính phủ liên bang cũng không thể nắm chính xác Victoria đã ký cụ thể cái gì với Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến này.

Ông Michael O’Brien, lãnh tụ Liên đảng đối lập Victorria, từng nhiều lần tuyên bố là nếu thắng cử, chính quyền Liên đảng sẽ rút khỏi thỏa thuận này.

Ngày 11.6, ông O’Brien lại tuyên bố trên truyền thông: “Đó căn bản là một vụ giao dịch ngu xuẩn. Đối với chúng ta, nó chỉ gây tác hại cho an ninh và chủ quyền chứ không hề có chút lợi nào. Andrews cần thừa nhận ông ấy đã làm sai, mong ông ấy hãy rút khỏi “Vành đai, con đường” vì chúng ta có chung lợi ích, đối ngoại cần phải có sự đồng thuận”,.

Cùng ngày, ông Morrison còn cứng rắn tuyên bố Úc sẽ không đánh đổi các giá trị của mình hay khuất phục trước sự đe dọa từ Trung Quốc sau khi Bắc Kinh tiếp tục trừng phạt Úc tên lĩnh vực giáo dục đại học.

Sau một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế với các sản phẩm thịt bò, lúa mạch, du lịch, ngày 9.6.2020 Bộ Giáo dục Trung Quốc 6 khuyến cáo sinh viên không nên đến Úc học tập vì tình trạng phân biệt chủng tộc gia tăng xuất phát từ đại dịch Covid-19. NGày hôm sau truyền thông Trung Quốc làm ầm ĩ thông điệp này.

 Úc hiện là điểm đến nằm trong top 3 quốc gia hàng đầu thu hút sinh viên nước ngoài, sau Mỹ và Anh. Khoảng hơn 212,000 sinh viên Trung Quốc theo học tại Úc, chiếm khoảng 28% tổng sinh viên quốc tế và Trung Quốc khai thác điều này để bắt chẹt Úc.

Ngày 11.6.2020 Bộ Ngoại giao Úc đã gửi công thư phản đối đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Tòa Đại sứ Trung Quốc tại Canberra, bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh cho rằng Úc là điểm đến không an toàn cho sinh viên quốc tế.

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh 2GB ở Sydney, ông Morrison nhấn mạnh sinh viên Trung Quốc có quyền quyết định đến Úc hay không. Ông tuyên bố: “Úc cung cấp các sản phẩm du lịch và giáo dục tốt nhất trên thế giới và tôi biết điều đó rất hấp dẫn. Chúng ta là một quốc gia thương mại, mở cửa nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ đánh đổi các giá trị của mình hay khuất phục trước sự đe dọa từ bất kỳ nước nào. Điều quan trọng là Úc luôn hành động vì lợi ích quốc gia và không dễ dàng bị đe dọa.”

Ông Morrison nhấn mạnh rằng bất cứ tuyên bố nào về phân biệt chủng tộc đối với sinh viên Trung Quốc tại Úc đều là “rubbish” (rác rưởi). Nhấn mạnh rằng Úc luôn kiên định về quan niệm giá trị của chính mình và mối đe dọa của Trung Quốc đối với Úc mới “thực sự là một vấn đề”. Ông nói: “Chúng ta là người Úc, chúng ta không có hành động nào và chúng ta cũng không làm bất cứ điều gì mâu thuẫn với các giá trị của chúng ta, hoặc cố gắng tỏ ra thù địch với quan hệ đối tác Trung Quốc. Cho dù đó là trên các mạng viễn thông, sự can thiệp của nước ngoài trong việc bảo vệ nhân quyền hay lập trường tự do và cởi mở của chúng ta, thì đây là lập trường của chúng ta”.

Quyền biểu tình và quyền phòng bệnh!

Tòa Thượng thẩm NSW lại chấp thuận đơn kiện của Cảnh sát NSW với tổ chức ủng hộ người tỵ nạn Refugee Action Coalition, ra lệnh cấm cuộc biểu tình vào chiều thứ Bảy (13.6.2020) với lý do quyền bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ nhiễm bệnh Covid-19 phải cao hơn quyền tự do ngôn luận và tụ tập biểu tình.

Refugee Action Coalition muốn tổ chức cuộc biểu tình tại Town Hall và và thông báo cho cảnh sát trước 7 ngày. Cảnh sát NSW liền đưa vấn đề ra tòa, ngày 11.6.2020 Tòa đã ra phán quyết nói trên.

Cùng ngày, Thủ tướng Scott Morrion đã lên tiếng kêu gọi công chúng trên toàn quốc không tiếp tục tham gia các cuộc tuần hành và khẳng định rằng những người không tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội khi tham gia tuần hành sẽ bị trừng phạt.

Sở dĩ cảnh sát và chính giới lo lắng như vậy vì các cuộc biểu tình này có thể khiến nước Úc phải hoãn viện nới lỏng dần những biện pháp kiểm dịch.

Nội các quốc gia Australia dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày 12.6.2020 tuần này để bàn tảo về tình hình dịch bệnh và các biện pháp mở cửa nền kinh tế trong giai đoạn kế tiếp. Tuy nhiên Cơ quan Y tế Ú cho biết sẽ phải sẽ cần đến 14 ngày để đánh giá nguy cơ lây lan dịch Covid-19 sau các cuộc biểu tình vừa qua.

Điều này có nghĩa là kế hoạch nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 và mở cửa nền kinh tế theo 3 giai đoạn có thể sẽ bị trì hoãn. Theo tính toán của Bộ Kinh tế thì nếu các biện pháp giãn cách hội trong giai đoạn 2 và 3 dự được gỡ bỏ trong tháng 6 và tháng 7 thì sẽ tạo gần 600,000 việc làm và mang về cho nền kinh tế mỗi tháng $6.3 tỷ.

Đáng lo hơn, Cơ quan y tế tiểu bang Victoria ghi nhận triệu chứng Covid-19 ở một người đàn ông thổ dân từng tham gia cuộc tuần hành tại Melbourne vào tuần trước. Người đàn ông này được cho là có thể bị bệnh trước đó và có thể lây nhiễm Covid-19 sang cho những người cùng tham gia cuộc biểu tình.

Related posts