Tật xấu trong thời loạn virus – Tamar Lê

Với hiểm họa do Coronavirus gây ra, chiến thuật cách ly được để ý rất nhiều – “càng xa nhau anh càng nhớ em”. Người ta nói nhiều đến ‘cách nhau 2 met’, ‘rửa tay sạch’, ‘tránh khạc nhổ’, ..”đừng ôm hôn và đừng ‘ sờ cái này cái nọ’…

Tuần trước đi uống cafe ở Highpoint, một chị Việt Nam, đẹp, dễ thương, hiền lành, vừa enjoy cà fê vừa enjoy ‘móc mủi’, chị ngồi gần bàn mình. Tôi ngán quá, phải ‘ngoảnh mặt làm ngơ”, nhìn qua hướng khác, mong sao được ngấm …..hoa anh đào nở…

Hôm đi ăn ở 1 hiệu ăn Vietnam ở Melbourne , nhìn vào bàn bên cạnh, tôi ‘lo’ cho họ vì họ ‘quý nhau quá đi”: gắp đồ ăn cho nhau trong khi Coronavirus đang mỉm cười gật đầu: ” I will get you later”.

Hồi đi tours ở Viet Nam, tôi bị đói quá trời vì khi ngồi vào bàn ăn, một số người dùng đũa riêng của mình, tha hồ quậy các món ăn, ngay cả tô canh… phần đông trong số người này là ‘Việt kiều’.
Bàn ăn không có chổ để xương và đồ rejected, tha hồ mà ‘xả rác’ trên bàn…quá mất vệ sinh.

Beijing,China

Sau đây là ý kiến về “Đôi Đũa Yêu Dấu” trong thời loạn

– Nỗi khổ này không của riêng ai! Em ngại nhất khi đi ăn chung. Nên yêu cầu có đũa gắp chung cho từng món thức ăn. Về VN thì càng ngại. Bạn bè, người quen cứ dùng dũa của họ, xáo xào trong dĩa thức ăn rồi gắp bỏ vô chén mình. Thế là khỏi ăn cho hết buổi! Chẳng lẽ đi đổi chén! Thêm một điều rất quan trọng, đó là trình độ vệ sinh thực phẩm của chef cook. Một điều ít ai biết, tỉ lệ bị bệnh sâu răng và nha chu (periodontal disease) của các đầu bếp rất cao!

– “YES, đừng bao giờ bỏ đũa muỗng của mình vào dĩa tô thức ăn. Nêm thức ăn, nêm nước mắm vv… vẫn nên đổ ra cái muỗng riêng trước khi nêm”.

– “ Vấn nạn này cũng đã có nhiều người đề cập tới nhưng hầu như không thu hút được sự chú ý của đa số người ngồi chung bàn. Trên mỗi dĩa hay khay đựng thức ăn chung có kẹp hay đũa để gắp đồ ăn nhưng họ vẫn thò đũa riêng để gắp. Có nhiều người có thói quen không những thò đũa riêng vào dĩa đồ ăn chung mà còn trộn hay chọn trước khi gắp, ghê… thí mịa!!! Chịu khó để ý một chút thì mọi người đều… dzui dzẻ và …no nê!”

– “Tôi thấy cách dùng của nhiều người mất vệ sinh nhất. Đơn giản vì tất cả dùng đũa để gắp, khoắng, khuấy, chọn miếng ăn trong một cái đĩa/bát chung và dùng chung một bát nước chấm. Chắc hẳn ai cũng ăn lẩu, hãy nhìn cái nồi lẩu xem bao nhiêu loại nước bọt được thẩm thấu trong đó”

– “Tôi cũng rất sợ việc gắp đồ ăn cho nhau, rất mất vệ sinh. Thói quen ăn uống tuy đơn giản nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới người khác, đặc biệt người không cùng gia đình. Vẫn nhớ có lần ở nhà chồng tôi ngậm ngùi ăn cơm không vì có người mút đũa rồi gắp đồ ăn, rồi ngoáy vào tô canh, bát nước mắm để nếm thử xem vừa miệng không. Tôi nhìn thấy sợ quá không dám ăn gì ngoài cơm trắng. Do thói quen ăn uống không hợp nên mỗi lần về nhà chồng là tôi phải mua sẵn nước đóng chai, ít đồ ăn để nếu cần còn có cái ăn, và lần nào về lại thì cũng tụt mấy kilogram”.

– “Không biết từ bao giờ tôi đã ý thức là không gấp thức ăn cho mọi người ngồi cùng bàn. Nhưng khổ nỗi bên gia đình anh xã tôi khi ngồi mâm toàn là các cô dì lớn tuổi. Không gấp thức ăn thì sợ bị nói, còn gấp thì phải lựa miếng ngon mà gấp chứ không các cô dì không khéo lại nghĩ mình gấp miếng dở.”

– “Tôi thì chỉ biết cố gắn làm cho xong bổn phận dâu con. Nếu được tôi sẽ dùng một đôi đũa riêng biệt chỉ để gấp. Còn đũa tôi ăn thì không gấp cho ai. Nhưng có điều không gấp thức ăn thì thật sự rất ngại. Vì ở bàn ăn còn có những chị dâu chị chồng nên tôi không thoải mái. Và ở chiều ngược lại tôi được chị chồng gấp thức ăn cho. Vừa ngại vừa biết ơn chị thương mình mới thế.

Safe eating.

Related posts