Quân nhân Trung – Ấn xung đột tại biên giới?

  • Trí Đạt

Gần đây tình hình quân nhân hai nước Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới Trung – Ấn trở nên căng thẳng. Hôm 31/5, trên Twitter lan truyền một đoạn video, nội dung được cho là quân nhân Đảng Cộng sản Trung (ĐCSTQ) và quân nhân Ấn Độ xảy ra xung đột tại khu vực hồ Pangong Tso. Sau khi một quân nhân Trung Quốc bị đè ngã xuống đất, đã bị quân nhân Ấn Độ tay đấm chân đá và bị bắt. Tuy nhiên, phát ngôn viên của quân đội Ấn Độ đã cho biết video này không thật.

Hình ảnh hiện trường được cho là cuộc xung đột giữa quân nhân Ấn Độ và quân nhân của ĐCSTQ tại khu vực tranh chấp biên giới Trung – Ấn. (Ảnh từ internet)

Theo New York Times đưa tin hôm 31/5, quân nhân ĐCSTQ hiện đang đối đầu với quân nhân Ấn Độ tại khu vực biên giới hai nước, hai bên không nổ súng, nhưng đều có người bị thương. Hai nước Trung Quốc và Ấn Độ hiện cũng chưa lên tiếng về vụ việc. Truyền thông Mỹ cho biết, hai bên dùng đá, gậy gộc và chân tay khi xảy ra xung đột, vài quân nhân Ấn Độ bị thương được trực thăng đưa đi điều trị, còn quân đội ĐCSTQ cũng có người bị thương.

Video lan truyền trên mạng cho thấy, nhiều quân nhân Ấn Độ ở ven đường thuộc khu vực hồ Pangong Tso đang có tranh chấp chủ quyền, đã đập phá xe trinh sát và đè ngã một người nghi là quân nhân ĐCSTQ xuống đất, tay đấm chân đá. Trong lúc đó, có một người dùng tiếng phổ thông Trung Quốc hô lên “cứu mạng”. Binh sĩ nằm trên đất bị chảy máu đầu, bị quân nhân Ấn Độ đưa đi.

Có cư dân mạng Trung Quốc đăng bài trên Weibo nói, “Việc này sẽ nhanh chóng được giải quyết thông qua cuộc gặp mặt giữa quân nhân hai nước tại tiền tuyến, tuy nhiên vài ngày sau quân Ấn Độ tiếp tục mở rộng sự kiện, không che đậy được”, “sau đó dẫn đến ‘đại chiến’ Pangong Tso, quân Ấn Độ có 72 người bị thương”. 

Theo Apple Daily tại Hồng Kông đưa tin, nhà bình luận quân sự Hoàng Đông cho biết, từ video có thể thấy được tính chân thực của sự kiện tương đối lớn, loại xe “Đông phong mãnh sĩ” bị đánh lui là loại xe leo địa hình thuộc sở hữu của quân đội ĐCSTQ, sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, chưa từng thấy cảnh tượng đối đầu Trung – Ấn nào mà ĐCSTQ sử dụng đến trang bị Hải Lục Không quân thế này.

Nhà bình luận Hoàng Đông cho rằng nếu binh sĩ ĐCSTQ bị bắt làm tù binh, liệu đây có phải sẽ trở thành cái cớ làm ngòi nổ để cho phía Trung Quốc khai chiến hay không thì vẫn cần tiếp tục quan sát.

Tuy nhiên, tối muộn ngày 31/5, phát ngôn viên quân đội Ấn Độ tuyên bố quân đội đã lưu ý đến đoạn video ngắn được đăng tải và lan truyền trên mạng truyền thông xã hội, nhưng video đó không phải là thật; đồng thời nhấn mạnh, hiện tại khu vực biên giới phía Bắc “không xảy ra xung đột bạo lực nào”, và phê bình việc móc nối đoạn video này với tình hình căng thẳng là có động cơ không tốt, phía quân đội mạnh mẽ lên án hành vi có ý kích động gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia này.

Bên cạnh đó, có kênh truyền thông Ấn Độ trước đó cũng đưa tin, Trung Quốc tăng gấp 3 lần số lượt tuần tra ở khu vực Pangong Tso, tương đương với số lượt tuần tra mà phía Ấn Độ bố trí trong khu vực 45km phía Tây hồ Pangong Tso.

Hãng tin AFP cho biết, ngày 5/5 tại hồ Pangong Tso thuộc khu vực biên giới Ladakh của Trung Quốc và Ấn Độ, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra xung đột, hai bên không sử dụng vũ khí, chỉ ném đá lẫn nhau ở khu vực có độ cao 4.257 km so với mực nước biển, tổng cộng có 250 người tham gia hỗn chiến, hai bên đều có người bị thương.

Người phát ngôn Mandeep Hooda của Quân khu Đông bộ của Lục quân Ấn Độ nói với AFP rằng: Hành vi tấn công của hai bên đã khiến cho binh sĩ bị thương nhẹ. Mới đầu là ném đá và cãi nhau, cuối cùng diễn biến thành ẩu đả. 

Ngày 9/5, quân đội hai nước lại xảy ra ẩu đả ở Sikkim – khu vực biên giới phía Bắc Ấn Độ, vụ việc này có 150 người tham gia. Khi đó, một Trung úy Lục quân Ấn Độ ngăn chặn quân đội phía Trung Quốc tiến vào khu vực do Ấn Độ kiểm soát, nhưng lại bị người dẫn đầu là Thiếu tướng phía Trung Quốc khiêu khích, cho nên hai bên đã xảy ra xung đột.

Sau khi xảy ra xung đột, ngày 18 và 20/5, Trung – Ấn đã tổ chức hội nghị quan chức quân đội cấp trung, nhưng không có được tiến triển trong giải quyết xung đột, thỏa thuận bị đổ bể, tuyến kiểm soát của khu vực Ladakh vẫn chưa giải quyết được tranh chấp do hai bên vẫn khăng khăng ý kiến của mình về vấn đề hồ Pangong Tso. Trung Quốc có ý muốn Ấn Độ thu nhỏ lại tuyến kiểm soát và Trung Quốc tăng thêm phạm vi kiểm soát của mình, nhưng phía Ấn Độ không thể nào chấp nhận điều này.

Trí Đạt

Related posts