Mạo hiểm – Lo sợ – Quyết tâm: Những anh hùng giữa đời thường nước Mỹ

 Thiên An 

Đằng sau sự an toàn và thoải mái của chúng ta có thể là sự hy sinh thầm lặng của những người khác. Họ vẫn phải chiến đấu, dù trong trạng thái tỉnh táo hay mệt mỏi, để cứu người

Trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán, mỗi cá nhân đều trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau. Ở nước Mỹ, khi con số nhiễm bệnh tăng nhanh và cả đất nước phải “gồng” mình lên chống dịch, có những người sẵn sàng đánh đổi sự an toàn của mình để phục vụ người khác…

Những vòng quay xe đạp giao đồ ăn…  

Edvin Quic, 31 tuổi, đến từ Brooklyn là một người giao đồ ăn. Dù nhịp sống có thể chững lại ở New York, nhưng những người như cậu vẫn tiếp tục công việc của mình, vì người khác và cũng vì gánh mưu sinh… 

Tôi đã giao thức ăn ở Brooklyn 3 năm rồi. Những cậu bé giao hàng bằng xe đạp như chúng tôi chủ yếu là người Latinh. Những đồng nghiệp của tôi chỉ biết tôi qua biệt danh. Họ gọi tôi là Gato con Botas – “Con mèo trong ống giày”, như trong bộ phim dành cho thiếu nhi. Bởi vì tôi rất thấp và luôn đi một đôi giày ủng rất to. 

Công ty tôi đang làm việc cung cấp dịch vụ giao hàng qua ứng dụng. Bạn chỉ việc mở ứng dụng ra, bạn sẽ có thông tin về cửa hàng để mua đồ và địa chỉ vận chuyển. Hiện tại, khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, cứ 3-4 tiếng chúng tôi lại nhận được những dòng tin nhắn dặn dò khác nhau: “Hãy để đồ vận chuyển ngoài cửa nhà khách hàng”. “Nếu bạn cảm thấy không khỏe, hãy ở nhà và nghỉ ngơi”. “Xin hãy đeo găng tay và khẩu trang. Nếu bạn không làm thế, vậy thì đừng giao hàng nữa”. 

Những người giao hàng luôn phải tranh giành để có vật phẩm. Mọi nơi đều hết hàng, nhưng khi tôi gọi cho bạn tôi: “Cậu có biết chỗ nào bán khẩu trang nữa không?”, tôi đã tìm thấy một chỗ bán. Tôi mua được một hộp găng tay, một thùng nước rửa tay. Và giờ tôi có thể tiếp tục công việc của mình. Tôi lau tay cầm của xe đạp. Trước khi giao hàng, tôi phải vào phòng tắm thường xuyên để rửa tay và rửa mặt. Tôi thay găng tay liên tục, và thay khẩu trang một lần một ngày. 

Tôi đã sống ở New York 14 năm rồi. Chuyện thế này chưa từng xảy ra. Nó giống như cảnh tượng trong một bộ phim thảm khốc – đường phố trống trơn, mọi thứ đóng cửa. Giao thông giảm sút 70-80%, mọi người đều sợ hãi. Bạn có thể thấy điều đó trong mắt họ. Khách hàng sợ những kẻ giao hàng như chúng tôi, vì chúng tôi làm việc trên đường phố. Khi chúng tôi giao hàng, tôi phải thông báo cho họ rằng: “Đồ ăn của bạn đã sẵn sàng đặt ở sảnh”. Họ trả lời: “Hãy để chúng ở tầng dưới”. Khoảng 5 phút sau, khi tôi đi khỏi, họ mới xuống và lấy đồ ăn. 

Chuyện thế này chưa từng xảy ra. Nó giống như cảnh tượng trong một bộ phim thảm khốc - đường phố trống trơn, mọi thứ đóng cửa.

Chuyện thế này chưa từng xảy ra. Nó giống như cảnh tượng trong một bộ phim thảm khốc – đường phố trống trơn, mọi thứ đóng cửa. 

Thông thường, trong 1 tiếng tôi phải giao 4 chuyến hàng. Khi virus tấn công nước Mỹ, chúng tôi chỉ giao 1-2 chuyến/tiếng. Nhưng hiện tại, sau 1 tuần, tôi phải giao 6-7 chuyến/tiếng. Mọi người đang lo lắng rằng ông Cuomo sẽ sớm giới nghiêm thành phố. Như vậy tôi không thể ra ngoài, nhưng chúng tôi phải trả tiền thuê nhà, chúng tôi vẫn phải trả các hóa đơn. Tôi sẽ vẫn tiếp tục làm việc khi còn có thể, bởi tôi rất cần tài chính. 

Tôi sinh ra ở thành phố Guatemala. Tôi chuyển đến New York khi tôi mới 17 tuổi. Tôi dọn đến đây trước, sau đó ba anh trai theo tôi. Tôi có 5 người chị vẫn đang sống ở Guatemala, mẹ và cha tôi cũng ở đó. Họ vừa gọi tôi ngày hôm qua, và van xin tôi: “Hãy cẩn thận con trai. Nếu ở nhà an toàn hơn, con hãy ở nhà”. 

Tôi vẫn còn độc thân. Tôi sống một mình. Một ngày nào đó tôi muốn có gia đình ở ngay tại thành phố New York. Ở Guatemala, nếu bạn làm việc 8 tiếng, bạn cũng chỉ kiếm được 12 đô-la. Làm một người giao hàng, tôi có thể kiếm 120 đô-la, 130 đô-la một ngày. Tôi cố gắng gửi 400 – 500 đô-la cho gia đình mỗi tháng để chị gái tôi có thể đi học. 

Nếu bạn băng qua cầu Manhattan thì chỉ mất 10 phút. Ở đó rất đẹp. Khi đi qua dòng sông, bạn có thể nhìn những con thuyền ở ngay phía dưới.

Nếu bạn băng qua cầu Manhattan thì chỉ mất 10 phút. Ở đó rất đẹp. Khi đi qua dòng sông, bạn có thể nhìn những con thuyền ở ngay phía dưới. 

Tôi muốn ở lại New York đến cuối đời. Thành phố này là tốt nhất; ở một đất nước tốt nhất. Tôi thích Brooklyn bởi vì nó yên tĩnh hơn một chút, và không quá xa Manhattan khi tôi cần đến đó. Tôi thường đi xe đạp, tôi không có ô tô. Nếu bạn băng qua cầu Manhattan thì chỉ mất 10 phút. Ở đó rất đẹp. Khi đi qua dòng sông, bạn có thể nhìn những con thuyền ở ngay phía dưới. Thỉnh thoảng tôi dừng lại và chụp một tấm ảnh lưu niệm. 

Tôi làm việc ở trung tâm thành phố Brooklyn. Brooklyn Heights, Park Slope là địa bàn của tôi. Rất nhiều người giàu có sống ở đây. Người New York rất rộng lượng, họ luôn trả thêm tiền tip. Đó là lý do vì sao bạn thấy rất nhiều cậu bé giao hàng trên đường phố. Khi virus Vũ Hán đến, số tiền tip này còn cao hơn. Tôi được nhận 20 đô-la cho mỗi lần giao sandwich. 

Tôi không nói dối đâu nhưng tôi cũng sợ hãi. Tôi lang thang trên đường phố cả ngày. Tôi gặp rất nhiều người, suốt một ngày dài. Đó là lý do tôi luôn đeo khẩu trang. Tôi phải nói chuyện với hàng trăm người, nó thực sự rất nguy hiểm. Khi thức dậy mỗi ngày, tôi chỉ biết cầu Chúa: “Xin Ngài, hãy bảo vệ con”. 

Tôi phải nói chuyện với hàng trăm người, nó thực sự rất nguy hiểm. Khi thức dậy mỗi ngày, tôi chỉ biết cầu Chúa: “Xin Ngài, hãy bảo vệ con".

Tôi phải nói chuyện với hàng trăm người, nó thực sự rất nguy hiểm. Khi thức dậy mỗi ngày, tôi chỉ biết cầu Chúa: “Xin Ngài, hãy bảo vệ con”. Tôi không lo về chiếc xe lắm, vì tôi có một chiếc rất khoẻ, với một chiếc xe điện tử đi kèm. Nếu bạn sạc pin 6 tiếng, bạn có thể dùng pin trong 6 tiếng. Một số người giao hàng sợ hãi cảnh sát. Nhưng nếu bạn tuân thủ luật pháp, họ sẽ không phạt hay thu giữ xe đạp của bạn. Tôi chưa bao giờ lo lắng về việc gặp tai nạn, thậm chí khi giao thông lên đến cao điểm ở New York. Nhưng với virus Vũ Hán thì khác. Bởi lẽ, khi thấy ô tô trên đường phố, bạn có thể tránh đường. Nhưng khi bạn không thấy virus, bạn không thể đạp xe chạy khỏi nó. Nó là vô hình. 

Những thiên thần áo … da cam

Lính cứu hoả Chris Reade, 36 tuổi, sống tại Bell, California lại có những trải nghiệm hoàn toàn khác…

Biệt danh trạm của chúng tôi là “Ngôi nhà của những nỗi đau”, chúng tôi đã nói với nhau như thế, bởi mỗi ngày có rất nhiều cuộc gọi khẩn cấp tới đây. Chúng tôi cũng phụ trách cả các thành phố lân cận của Maywood, Cudahy và công viên Huntington ở hạt Los Angeles. Trạm của chúng tôi phải tiếp 15-20 cuộc gọi mỗi ngày. Chúng tôi phản ứng với tất cả các trường hợp khẩn cấp mà không phải là tội hình sự; nếu ai đó gọi 911, chúng tôi sẽ trả lời. Chúng tôi cũng có đơn vị y tế riêng, vì vậy chúng tôi cũng phải thực hiện vô số các dịch vụ y tế khẩn cấp, từ việc hỗ trợ sinh nở đến điều trị các cơn đau tim. Những gì đang xảy ra có vẻ giống một mùa cúm thông thường, nhưng mọi người đều phải dùng kháng sinh. Hiện tại chúng tôi phải kiểm tra người khác thường xuyên để đảm bảo rằng họ không có dấu hiệu mắc bệnh. Ai cũng có khả năng nhiễm virus Vũ Hán. 

Gần đây, vào một sáng thứ Sáu, chúng tôi gặp một bệnh nhân có triệu chứng giống cúm và tất cả đều trong tình trạng căng thẳng. Y tá từ bệnh viện muốn xác nhận rằng bệnh nhân sốt cao, nghẹt mũi, sổ mũi, ho, có phải là dấu hiệu của viêm phổi Vũ Hán. Và chúng tôi xuất hiện. Chúng tôi thực hiện cách ly xã hội trong khoảng 1,8m và mặc đồ bảo hộ. Việc mặc và tháo đồ bảo hộ cũng cần có phương pháp, để tránh lây nhiễm virus. Chúng tôi phải thực hiện mọi thứ thật chính xác. Nếu bệnh nhân dương tính với virus Vũ Hán, thì chúng tôi sẽ phải tự cách ly khỏi gia đình, đồng nghiệp và xã hội. Thường thì bệnh viện sẽ cho chúng tôi biết, nhưng bệnh viện cũng đang thiếu nhân lực và quá tải, và họ có những nhân viên chuyên giải quyết các triệu chứng. 

Việc mặc và tháo đồ bảo hộ cũng cần có phương pháp, để tránh lây nhiễm virus. Chúng tôi phải thực hiện mọi thứ thật chính xác.

Việc mặc và tháo đồ bảo hộ cũng cần có phương pháp, để tránh lây nhiễm virus. Chúng tôi phải thực hiện mọi thứ thật chính xác. 

Chúng tôi phải đi qua các thiết bị kiểm tra nhanh, không giống như trong mùa cúm thông thường khác, chúng tôi chỉ phải đeo găng tay. Hiện nay chúng tôi cũng phải mặc áo choàng, mà áo choàng chỉ dùng một lần. Chúng tôi phải kiểm tra các vật tư 1 lần/tuần, để xem có bao nhiêu áo choàng, khẩu trang, găng tay và thiết bị bảo vệ mắt mà bộ phận chúng tôi có. Tất cả chúng tôi không được trang bị đầy đủ khi tiếp xúc với bệnh nhân do số lượng đồ bảo hộ có hạn. Chúng tôi tự nhủ phải cẩn thận, bởi vì chúng tôi không biết chuyện này sẽ kéo dài bao lâu. Nếu số cuộc gọi tăng vọt, thì chúng tôi không có đủ áo choàng, vì vậy chúng tôi cần lý trí. 

Một vài người trong chúng tôi đã có triệu chứng. Và tôi nghĩ mình cũng có. Đứa con 10 tháng tuổi của tôi cũng vậy; chúng tôi đã mang nó đến bệnh viện 1 tháng trước, và giờ con trai tôi được nhập viện trong 2 đêm. Lúc ấy đại dịch đã sang giai đoạn mới ở California. Chúng tôi không nghĩ sẽ hỏi bác sĩ xét nghiệm. 

Ở chỗ tôi, chúng tôi cố gắng chăm sóc nhau. Nếu bạn hơi ốm, chúng tôi sẽ yêu cầu bạn ở nhà. Nhưng chúng tôi cũng không có nhiều nhân viên. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008, chúng tôi đã không tuyển thêm người để tiết kiệm tiền. Chúng tôi có 250 địa điểm tại cơ sở cứu thương ở Los Angeles. Điều đó có nghĩa rằng chúng tôi phải làm việc nhiều hơn. Chúng tôi phải thực hiện công việc ngoài giờ. Nếu bạn gọi cho chúng tôi vào lúc bạn rảnh, mà chúng tôi không thể bắt máy. Chúng tôi có thể bị gọi lại trong khi đang tổ chức tiệc sinh nhật cho con và nghỉ lễ. Không ai muốn bị gọi lại, nhưng bất cứ ai đang nhiễm bệnh giờ đây đều được chuyển về nhà. 

Trong 3 ngày cuối cùng, mỗi đêm tôi ngủ 3 tiếng và 3 tiếng này đều bị gián đoạn bởi các cuộc gọi. Chúng tôi nghe gần 60 cuộc gọi, bao gồm 2 trường hợp báo cháy. Rất nhiều người khi nghĩ về bộ phận cứu thương, đều muốn bắt tay và cảm ơn vì dịch vụ của chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn phải thực hiện cách ly xã hội. Nếu điều này xảy ra, tôi sẽ chào họ bằng một cái hất khuỷu tay thật ngầu. 

Đằng sau sự an toàn và thoải mái của chúng ta có thể là sự hy sinh thầm lặng của những người khác. Họ vẫn phải chiến đấu, dù trong trạng thái tỉnh táo hay mệt mỏi, để cứu người. Vậy nên hãy biết trân quý những phút giây bình yên bạn tận hưởng, vì đó có thể là mồ hôi nước mắt đã đánh đổi của rất nhiều người. Thiên AnTheo New York Times

Related posts