Căng thẳng Mỹ-Trung liên tục leo thang trong dịp Hội nghị Trung ương 5 ĐCSTQ

  • Thư Hoa

Hôm 26/10, ngày đầu tiên của Hội nghị toàn thể lần 5 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã liên tục tung ra các bài viết chống Mỹ, cho biết nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ có biện pháp trừng phạt đối với các công ty, cá nhân và thực thể Mỹ liên quan đến hoạt động quân sự ủng hộ Đài Loan. Ngoài ra cũng áp dụng các biện pháp trả đũa liên quan đến việc Mỹ bổ sung 6 tổ chức truyền thông Trung Quốc là “phái bộ ngoại giao” (foreign mission). Ngay lập tức trong cùng ngày Mỹ đã đáp trả ĐCSTQ thông qua việc bán 100 hệ thống tên lửa chống hạm Harpoon (HCDS) cho Đài Loan. Mỹ và Nhật Bản tổ chức các cuộc tập trận chung trên bộ, trên biển và trên không tại Nhật Bản; Ngoại trưởng Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Esper thăm Ấn Độ tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng “2 + 2” nhằm tăng cường quan hệ chiến lược với Ấn Độ và ứng phó với mối đe dọa của ĐCSTQ.

Ngày 26/10, ngày đầu tiên Hội nghị toàn thể lần 5 ĐCSTQ khóa 19, truyền thông ĐCSTQ đã liên tục công bố bài viết chống Mỹ và các biện pháp trả đũa. Phía Mỹ cũng đưa ra ba phản công cứng rắn, bao gồm cả việc phê duyệt lại việc bán cho Đài Loan 100 hệ thống tên lửa chống hạm Harpoon. Hình ảnh tên lửa chống hạm AGM 84D Harpoon Missile. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Đài Loan/ Up Media).

ĐCSTQ khiêu khích Mỹ trong ngày đầu khai mạc Hội nghị Trung ương 5

Hội nghị toàn thể lần 5 của Trung ương ĐCSTQ khóa 19 (gọi tắt là Hội nghị Trung ương 5) kéo dài bốn ngày, đã khai mạc tại Bắc Kinh từ ngày 26/10. Cùng ngày trang tin trực tuyến Tân Hoa Xã (Xinhuanet) của Trung Quốc đã công bố 3 bài viết chống Mỹ.

Vào khoảng 4 giờ chiều ngày 26/10 (giờ Bắc Kinh), Tân Hoa Xã đăng bài “Bình luận quốc tế của Tân Hoa Xã: Can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, thể hiện bản chất bá quyền – một trong ‘bảy tội tổ tông’ của Mỹ đe dọa an ninh toàn cầu.”

Lúc 8 giờ tối ngày 26/10 (giờ Bắc Kinh), Tân Hoa Xã lại công bố bài “Quyết định của Trung Quốc về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức của Mỹ tham gia bán vũ khí cho Đài Loan”. Bài viết chỉ ra về việc Chính phủ Mỹ phê chuẩn bán vũ khí và thiết bị trị giá khoảng 1,8 tỷ USD (Đô la Mỹ) cho Đài Loan, người phát ngôn Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản hồi trong cuộc họp báo thường kỳ ngày hôm đó rằng: “Trung Quốc đã quyết định thực hiện các biện pháp cần thiết đối với các công ty Mỹ như Lockheed Martin, Boeing Defense, Raytheon… liên quan việc bán vũ khí cho Đài Loan, cũng như các cá nhân và tổ chức có liên quan của Mỹ đóng vai trò xấu trong việc bán vũ khí cho Đài Loan”.

Vào khoảng 11 giờ tối ngày 26/10 (giờ Bắc Kinh), Tân Hoa Xã tiếp tục công bố bài “Các biện pháp đối phó của Trung Quốc đối với việc Mỹ bổ sung 6 tổ chức truyền thông Trung Quốc là ‘phái bộ ngoại giao’”. Theo bài viết, để đáp lại biện pháp của Mỹ vào tuần trước, liệt thêm 6 tổ chức truyền thông Trung Quốc là “phái bộ ngoại giao”, ngày 26/10 người phát ngôn Triệu Lập Kiên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đã đáp lại qua việc yêu cầu 6 chi nhánh truyền thông của Mỹ tại Trung Quốc trong vòng 7 ngày kể từ bây giờ phải thông báo cho Trung Quốc tài liệu chi tiết tất cả nhân viên, tài chính, hoạt động, bất động sản. Các chi nhánh truyền thông liên quan là Mạng truyền hình Mỹ (ABC), Los Angeles Times, Đài phát thanh công cộng Minnesota, Công ty xuất bản các vấn đề quốc gia Mỹ (BNA), Newsweek, Hãng thông tấn đặc biệt của Mỹ.

Mỹ bán 100 bộ tên lửa chống hạm Harpoon cho Đài Loan

Ngay sau khi ĐCSTQ chính thức tuyên bố sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty, cá nhân và thực thể Mỹ có liên quan đến việc bán vũ khí cho Đài Loan thì Đài tiếng nói nước Mỹ (VOA) đưa tin Chính phủ Mỹ đã quyết định phê duyệt việc có thể bán tới 100 bộ Hệ thống Phòng thủ Bờ biển Harpoon (HCDS) cùng trang thiết bị liên quan cho Đài Loan. Ngày 26/10 (thời gian Bắc Mỹ), Cục Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) đã thông báo cho Quốc hội về việc này. Trước đó vài ngày, chính quyền Mỹ đã thông qua ba kế hoạch khác để có thể bán vũ khí cho Đài Loan.

DSCA cho biết, 100 bộ hệ thống phòng thủ bờ biển Harpoon mà Đài Loan yêu cầu bao gồm: 400 tên lửa RGM-84L-4 Harpoon, 4 tên lửa luyện tập RTM-84L-4 Harpoon và 411 container, 100 tàu vận tải hệ thống phòng thủ bờ biển Harpoon, 25 xe tải radar, thiết bị hỗ trợ thử nghiệm, ấn phẩm và tài liệu kỹ thuật, nhân sự đào tạo và huấn luyện sử dụng thiết bị. Tổng giá của chương trình mua bán vũ khí này ước tính là 2,37 tỷ USD.

Ngày 21/10, chính quyền Mỹ thông báo với Quốc hội rằng họ đã thông qua ba kế hoạch có thể bán vũ khí cho Đài Loan với tổng trị giá khoảng 1,8 tỷ USD. Trong đó có lô vũ khí bao gồm 11 Hệ thống phóng tên lửa cơ động cao M142 (HIMARS) và các thiết bị liên quan, ước tính trị giá 436,1 triệu USD. Một lô vũ khí khác bao gồm 135 tên lửa tấn công mặt đất tầm xa AGM-84H và các thiết bị liên quan, ước tính trị giá hơn 1 tỷ USD. Lô vũ khí thứ ba bao gồm 6 quả trinh sát MS-110 và các thiết bị liên quan, trị giá ước tính 367,2 triệu USD.

DSCA tuyên bố rằng kế hoạch bán vũ khí được đề xuất phù hợp với luật pháp và chính sách của Mỹ, đồng thời không ngừng giúp Đài Loan hiện đại hóa lực lượng vũ trang nhằm bảo đảm vững chắc khả năng quốc phòng, vì điều này mang lại lợi ích quốc gia, kinh tế và an ninh của Mỹ.

Tập trận quân sự quy mô lớn Mỹ-Nhật

Theo trang web quân sự của Mỹ (military.com), từ ngày 26/10 các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bắt đầu tiến hành cuộc tập trận Episane-21 trên đất liền Nhật Bản, Okinawa và các vùng biển xung quanh Nhật Bản.

Nhóm tấn công tàu sân bay Regen của Hải quân Mỹ, hàng không mẫu hạm Kaga của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, hạm đội phòng vệ thứ 1 và 4, và Hải quân Hoàng gia Canada đang tiến hành các cuộc tập trận trên biển; các máy bay chiến đấu của đội Hải quân Mỹ và Thủy quân lục chiến Mỹ, Không quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cùng hợp tác trên không. Tàu Kaga vừa hoàn thành chuyến tuần sát trên Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Bản tin dẫn lời Trung tướng Kevin Schneider, chỉ huy quân đội Mỹ tại Nhật Bản cho biết: “Bất chấp tác động to lớn của virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đối với thế giới, liên minh Mỹ-Nhật vẫn hoạt động bình thường, chúng tôi bảo đảm trạng thái chiến thắng trong cuộc chiến”.

Cuộc tập trận quân sự này có tên mã là Keen Sword 21 được tổ chức theo định kỳ hai năm. Năm nay Mỹ và Nhật Bản cử hàng chục tàu chiến, hàng trăm máy bay quân sự và 46.000 lục quân, hải quân và lính thủy đánh bộ tham gia tập trận. Hoạt động diễn trận lần đầu tiên có thêm chương trình huấn luyện tác chiến mạng và tác chiến điện tử, sẽ được duy trì cho đến ngày 5/11.

Reuters dẫn lời Tướng Koji Yamazaki là Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (GSDF) cho biết: “Tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản đang nghiêm trọng hơn. Cuộc diễn tập quân sự này giúp chúng tôi thể hiện sức mạnh của liên minh Nhật-Mỹ”.

Theo VOA, cả Tướng Koji Yamazaki và Tướng Schneider đều tuyên bố rằng Washington và Tokyo đều tức giận trước thái độ hung hăng của ĐCSTQ, không chỉ liên quan đến các hoạt động quân sự của ĐCSTQ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, mà còn cả việc ĐCSTQ thực hiện Luật An ninh quốc gia tàn bạo ở Hồng Kông cùng nhiều hành động khiêu khích và quấy rối quân sự chống lại Đài Loan.

Ngoại trưởng Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Esper thăm Ấn Độ để đối phó ĐCSTQ

Ngày 26/10, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã đến thủ đô Ấn Độ New Delhi bắt đầu chuyến công du châu Á một tuần trước cuộc bầu cử Mỹ. Trong buổi tối cùng ngày, ông Pompeo gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar.

Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper (Mark Esper) cũng đã đến New Delhi và được Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh chào đón.

Truyền thông Ấn Độ đưa tin, ngày 27/10 hai quan chức hàng đầu Mỹ là ông Pompeo và ông Esper sẽ cùng những người đồng cấp của Ấn Độ tổ chức “Đối thoại 2 + 2” về chiến lược và an ninh. Đây là năm thứ ba hai nước tổ chức “Đối thoại 2 + 2” cấp Bộ trưởng. Mục đích của cuộc đối thoại cấp cao này nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu giữa Mỹ và Ấn Độ cũng như mở rộng hợp tác nhằm thúc đẩy ổn định và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo (thứ hai từ trái sang) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper (thứ nhất từ ​​trái sang) đã đến thăm Ấn Độ. Ngày 27/10, họ đã tổ chức hội thảo chiến lược và an ninh với Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar (thứ nhất từ ​​phải sang) và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Singh (thứ hai từ phải sang). “Đối thoại 2 + 2” nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu toàn diện giữa Mỹ và Ấn Độ (Ảnh: Filckr của Bộ Ngoại giao Mỹ).

Theo nguồn tin, “Đối thoại 2 + 2” giữa Mỹ và Ấn Độ sẽ tập trung vào 4 chủ đề: hợp tác an ninh khu vực, chia sẻ thông tin quốc phòng, tương tác quân sự và thương mại quốc phòng.

Ngày 27/10, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dẫn đoàn gồm giới chức Chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp để gặp gỡ ông Pompeo và ông Esper, đồng thời ký một thỏa thuận về hợp tác quốc phòng.

Truyền thông Ấn Độ đưa tin, trong cuộc hội đàm hai bên đã thảo luận về một loạt các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu. Trong đó bao gồm cách kiềm chế ảnh hưởng của ĐCSTQ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và hành vi hung hăng của ĐCSTQ ở phần phía đông của Ladakh dọc theo biên giới Trung Quốc-Ấn Độ. Hai bên thúc đẩy ký “Hiệp định Hợp tác và Trao đổi Cơ bản” (BECA) nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ quốc phòng song phương.

BECA sẽ cung cấp công nghệ quân sự cao cấp, hậu cần và chia sẻ bản đồ không gian địa lý giữa hai nước. Giới chức Ấn Độ cho biết, thỏa thuận này cho phép Ấn Độ có được dữ liệu vệ tinh của Mỹ và giúp cải thiện độ chính xác của tên lửa và máy bay không người lái của Ấn Độ.

Hoạt động Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan trong hai năm qua

Ngày 15/4/2019: Gia hạn cam kết bảo đảm hậu cần và đào tạo phi công tiêm kích F-16 căn cứ Luke của Mỹ, với tổng giá trị 500 triệu USD.

Ngày 8/7/2019: Xe tăng chủ lực M1A2T Abrams, xe cứu trợ bọc thép M88A2, xe vận chuyển thiết bị hạng nặng M1070A1, xe vận chuyển thiết bị hạng nặng M1000, tên lửa phòng không cầm tay FIM-92, 122 súng máy hạng nặng Browning M2, 216 súng máy thông thường M240 cùng thiết bị và dụng cụ hỗ trợ liên quan, tổng giá trị là 2,224 tỷ USD.

Ngày 20/8/2019: Máy bay chiến đấu loại F-16 V (Block 70), động cơ General Electric F110 và các thiết bị hỗ trợ liên quan, với tổng trị giá 8 tỷ USD.

Ngày 20/5/2020: 18 ngư lôi MK48 (Mod 6 AT) cùng thiết bị hỗ trợ và thử nghiệm, phương tiện vận tải, hỗ trợ huấn luyện và hậu cần kỹ thuật, với tổng trị giá 180 triệu USD.

Ngày 10/7/2020: Nhóm linh kiện thay thế đối với tên lửa PAC-3 (Patriot Advanced Capability-3), hỗ trợ bảo dưỡng, thử nghiệm và hậu cần, tổng trị giá 620 triệu USD.

Ngày 21/10/2020: Hệ thống tên lửa đa năng Haimas, tên lửa tấn công đối đất tầm xa AGM-84H (SLAM-ER), và bệ trinh sát F-16 mới (MS110), tổng trị giá trên 1,8 tỷ USD.

Ngày 26/10/2020: Hệ thống Phòng thủ Bờ biển Harpoon (HCDS), với tổng trị giá 2,37 tỷ USD.

Theo Liên Thư Hoa / Epoch Times

Related posts