XẾP HẠNG QUÂN SỰ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

TRỌNG ĐẠT

“…Hải quân Mỹ có 490 tầu và 3,900 máy bay (thuộc Hải quân), riêng hạm đội số 7, với 70 tầu chiến, 300 máy bay, 40,000 thủy thủ, Thủy quân lục chiến …  Đây là hạm đội lớn nhất của Mỹ đã được điều động tới Thái Bình Dương từ 1950, nó bảo vệ con đường hàng hải và hòa bình tại Biển Đông…”

aircraft_strength

Mời quí vị vô trang Hỏa Lực Toàn Cầu (1), họ xếp hạng 138 nước trên thế giới về quân sự, đứng đầu là Hoa Kỳ và đứng chót cùng là Bhutan một nước Phật giáo phía Nam châu Á. Dân số Bhutan khoảng 766,397 người, chưa được một triệu, nằm ở  phía đông Hi Ma Lạp Sơn, tiếp giáp với Tây Tạng ở phía Bắc. Quân số có 7,000 người, Vương quốc này chưa hề bị nước nào xâm lược.

Người ta xếp hạng các nước theo các tiểu chuẩn Vũ khí, Ngân sách quốc phòng, Tổng sản lượng GDP, Dân số, Hải, Lục, Không quân …ngoài ra chúng ta có thể tìm trên Wikipedia hay các trang khác để biết thêm về quân sự các nước (Thí dụ Wikipedia: People’s Liberation Army Navy, Wikipedia: Nuclear weapons and the United States, Wikipedia: Military budget of China … ). Nói chung tương đối chính xác.

Thứ tự mới nhất năm 2020 được xếp hạng như sau (2020 Military strength Ranking):

       Thứ nhất Mỹ

       Thứ nhì Nga

       Thứ ba Trung Cộng

       Thứ tư Ấn độ

       Thứ năm Nhật

       Thứ sáu Nam Hàn

       Thứ bẩy Pháp

       Thứ tám Anh

       Thứ chín Ai Cập

       Thứ mười Brazil (Ba Tây)

       Thứ 11 Thổ Nhĩ Kỳ, thứ 12 Ý,  thứ 13 Đức, thứ 14 Iran, 15 Pakistan, 16 Nam Dương … vân vân

       Do Thái thứ 18, Việt Nam thứ 22, Bắc Hàn thứ 25, Đài Loan thứ 26. . .

Một vài số thống kê về Quân sự của Mỹ: Máy bay quân sự 13,264 chiếc, Hải quân có 490 tầu chiến, 20 Hàng không mẫu hạm, gồm 11 HKMH 100 ngàn tấn và 9 HKMH trung bình cho máy bay lên thẳng và trực thăng. Ngân sách quốc phòng 750 tỷ Mỹ kim

Ngoài Mỹ ra trong số 9 nước top ten còn lại (mạnh nhất) gồm Nga, Tầu, Ấn, Nhật, Nam Hàn, Pháp, Anh, Ai Cập, Brezil. Chúng ta  sẽ lần lượt kể một số thống kê về các nước này như sau:

         Nga có 4,163máy bay quân sự, Hải Quân có 603 tầu, một Hàng không mẫu hạm, Ngân sách quốc phòng 48 tỷ. Khoa học quốc phòng của Nga đứng thứ nhì sau Mỹ. Nga được xếp thứ nhì nhờ kho vũ khí cũ để lại, nhất là vũ khí nguyên tử.       

        Trung Cộng có 3,210 máy bay quân sự. Hải Quân có 777 chiến hạm,Ngân sách quốc phòng 237 tỷ

       Ấn Độ có 2,123 máy bay quân sự, 285 tầu chiến, 1 Hàng không mẫu hạm, Ngân sách quốc phòng 61 tỷ.

       Nhật có 1,561 máy bay quân sự, 155 tầu chiến, 4 Hàng không mẫu hạm, Ngân sách quốc phòng 49 tỷ

       Nam Hàn có 1,649 máy bay quân sự, 234 tầu, 2 hàng không mẫu hạm, Ngân sách quốc phòng 44 tỷ

       Pháp có 1,229 máy bay quân sự, 180 tầu chiến, 4 Hàng không mẫu hạm, Ngân sách quốc phòng 41 tỷ

       Anh có 733 máy bay quân sự , 88 tầu chiến, hai Hàng không mẫu hạm, Ngân sách quốc phòng 55 tỷ

       Ai Cập có 1,054 máy bay quân sự , 316 tầu chiến, hai Hàng không mẫu hạm, Ngân sách quốc phòng 11 tỷ

       Brazil (Ba Tây) có 715 máy bay, 112 tầu chiến, Ngân sách quốc phòng 27 tỷ

Họ chỉ cho chúng ta biết số lượng nhưng không nói về mặt phẩm, thí dụ Hoa Kỳ có 490 tầu chiến tầu tối tân, hỏa lực mạnh. Hoa Lục có 777 tầu chiến, nhiều hơn Mỹ nhưng một số lớn là giang đĩnh chạy trong sông (brown-water-navy) và tầu cận duyên (green-water-navy). Họ chỉ có một số tầu hiện đại mới đóng, còn phần nhiều do Nga viện trợ từ thời chiến tranh lạnh.

Về phi cơ quân sự cũng vậy, Mỹ có 13,264 máy bay tối tân trong khi máy bay các nước khác như Ai Cập, Ba Tây, Hoa Lục …  không tốt về mặt phẩm so với Mỹ.

Ngân sách quốc phòng của Mỹ 750 tỷ, còn nhiều hơn tổng số NSQP của 9 nước top ten (quân sự mạnh nhất) cộng lại như Nga, Trung Cộng, Ấn, Nhật, Nam Hàn, Pháp, Anh, Ai Cập, Brezil, tổng cộng chỉ có 573 tỷ.

Về Hàng không mẫu hạm, chỉ riêng Mỹ có 11 cái 100 ngàn tấn, tối tân và 9 HKMH trung bình cho phi cơ phản lực lên thẳng và trực thăng. Các nước khác chỉ có những HKMH cũ, loại trung bình dưới 60 ngàn tấn. Đóng HKMH đòi hỏi không những kỹ thuật cao mà còn rất tốn kém, theo lời bà Giao Phan, người Mỹ gốc Việt là người đã phụ trách đóng tầu Gerald Ford mấy năm trước, trị giá của nó nay khoảng 14 tỷ.

Trang Hỏa lực toàn cầu không nói tới vũ khí Nguyên tử vì nó không được xử dụng và rất nguy hiểm nhưng trên Wikipedia ta có thể tìm được một số chi tiết trong Nuclear weapons and the United States.         

Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, các nước khác hoặc đánh cắp tài liệu như Nga, Trung Cộng hoặc được Mỹ giúp đỡ chế tạo… Mỹ cũng là nước duy nhất đã xử dụng bom nguyên tử trong chiến tranh (1945). Về số lượng, Mỹ là nước có nhiều đầu đạn nguyên tử nhất.

Từ 1940 tới 1996, trong 56 năm Mỹ đã chi 8,890 tỷ Mỹ kim  (theo giá tiền ngày nay) trong việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Người ta ước lượng từ 1945 Mỹ đã chế tạo hơn 70,000 đầu đạn nguyên tử, nhiều hơn  tổng số đầu đạn nguyên tử của các nước trên thế giới cộng lại. Sô Viết đã chế khoảng 55,000 đầu đạn NT từ  1949, Pháp chế 1,100 đầu đạn NT từ 1960, Anh chế 835 đầu đạn NT từ 1952, Trung Cộng chế 600 đầu đạn từ 1964, các nước khác chế tổng cộng khoảng 500 đầu đạn. Từ 1962 Mỹ thử bom nguyên tử dưới đất (thôi thử trên mặt đất). Kho vũ khí NT của Mỹ nhiều nhất là 31,355 đầu đạn vào năm 1967, nay chỉ còn 4,018.

 Năm 1964 Trung Cộng thử bom nguyên tử lần đầu tiên, năm 1967 họ thử bom khinh khí lần đầu. Vào năm 2015 Mỹ ước lượng Hoa Lục có vào khoảng 260 đầu đạn NT(warhead) trong kho.

Trang Hỏa lực toàn cầu cũng có một mục Compare Powers để so sánh sức mạnh quân sự giữa hai nước, thí dụ ta có thể so sánh quân sự giữa Ấn độ và Nhật Bản. Họ sẽ cho chúng ta thấy sự so sánh về Bộ bính, Ngân sách quốc phòng, Không quân, Hải quân … tuy nhiên chỉ là một bảng tổng quát

Sự xếp hạng về Không Quân của các nước chính xác hơn về Hải Quân. Vào Aircraft Fleet Strength, Không Lực, ta sẽ có Aircraft Strength By Country (2020) sức mạnh Không Quân các nước, họ xếp thứ tự như sau:

       1- Mỹ có 13,264 máy bay quân sự.

       2- Nga có 4,163 chiếc

       3- Trung Cộng có 3,210 chiếc

       4- Ấn Độ có 2,123 chiếc

       5- Nam Hàn có 1,649 chiếc

       6- Nhật có 1,561 chiếc

       7- Pakistan có 1,372 chiếc

       8- Pháp có 1,229 chiếc

…………

Tuy nhiên nó không cho thấy phương diện phẩm chất, thí dụ máy bay Pháp có thể tối tân hơn máy bay Pakistan.

Về Hải Quân vào Naval Fleet Strength, ta sẽ có Navy Fleet Strength (2020) bảng xếp hạng Hải Quân các nước về Số lượng như sau

       1- Bắc Hàn có 984 chiếc tầu

       2- Trung Cộng có 77 7 tầu

       3- Nga  có 603 tầu

       4- Mỹ có 490 tầu

       5- Colombia có 453 tầu

       6- Iran có 398 tầu

       7- Ai Cập có 316 tầu

       8- Thái Lan có 292 tầu

       ……………

Thứ 13 Nam Hàn có 234 tầu

       . . thứ 17 Pháp có 180 chiếc tầu,

       . . Nhật thứ 19 có 155 tầu

Bắc Hàn kê khai nhiều tầu Hải quân nhất thế giới nhưng thực ra Hải quân Bắc Hàn chỉ là Hải quân sông ngòi (brown-water-navy) nghĩa là hầu hết gồm các ca nô, giang đĩnh, một số ít tầu cận duyên chỉ chạy men bờ, ra ngoài bị sóng gió đánh chìm ngay.

Trung Cộng có 777 tầu, thực rađa số là những tầu giang đĩnh thuộc Hải quân sông ngòi (brown-water-navy) và những tầu cận duyên, năm 2008 họ bắt đầu canh tân Hải quân. Năm 2009 Hải Quân Trung Cộng đã được coi như Hải quân nước xanh lá cây (green-water-navy), có nghĩa là Hải quân cận duyên (ven biển) để nay tiến tới Hải quân da trời (blue water) có khả năng ra biển. Hải quân Hoa Lục gồm nhiều tầu do Nga viện trợ từ xa xưa … máy bay cũng vậy.

Trung Cộng thuê kỹ sư Nga đóng một số ít tầu ngầm hiện đại, còn lại họ nhái theo Nga để chế máy bay, tầu chiến. Họ cho gián điệp sang các nước tân tiến nhất là Mỹ để ăn cắp ăn trộm thông tin  quân sự, nhưng nay cũng khó vì bị theo dõi gắt gao.

Mặc dù Nhật về số lượng chỉ có 155 tầu chiến, chỉ bằng (1/5) một phần năm số tầu chiến của Trung Cộng nhưng họ trang bị tối tân hơn nhiều. Cách đây 4 năm, người Nhật thách thức Trung Cộng nếu có thủy chiến tại Biển Đông, họ sẽ đánh tan Hạm đội Hoa Nam sau vài ngày. Một ông Tướng Nhật tuyên bố Hải và Không Quân Tầu còn lạc hậu từ 10 cho tới 20 năm so với Nhật.      

Xin nói thêm về Hải quân Mỹ, họ có nhiều hạm đội được phân chia bảo vệ các khu vực trên thế giới: Hạm đội 3 đóng tại Bắc Thái Bình Dương, Alaska, Bắc cực, Hạm đội 4 tại phía Nam Châu Mỹ (Naval Forces Southern Command), Hạm đội 5 tại Ấn Độ Dương, Trung Đông (Naval Forces Central Command), Hạm đội 6 tại Đại Tây dương Âu Châu (Naval Forces Europe), Hạm đội 7 tại Thái Bình Dương (U.S Pacific Fleet), Hạm đội 10, Bộ chỉ huy điện toán  các hạm đội (Fleet Cyber Command)

Hải quân Mỹ có 490 tầu và 3,900 máy bay (thuộc Hải quân), riêng hạm đội số 7, với 70 tầu chiến, 300 máy bay, 40,000 thủy thủ, Thủy quân lục chiến …  Đây là hạm đội lớn nhất của Mỹ đã được điều động tới Thái Bình Dương từ 1950, nó bảo vệ con đường hàng hải và hòa bình tại Biển Đông.

Trọng Đạt

Related posts