Điều trần xác nhận Thẩm phán, bà Barret làm sáng tỏ lý niệm về luật pháp

  • Lý Cao

Hôm thứ Hai (ngày 12/10), phiên điều trần xác nhận người được đề cử thay thế Thẩm phán của Tối cao Pháp viện Mỹ đã khai mạc theo lịch trình dưới sự chủ trì của Ủy ban Tư pháp Thượng viện. Nhiều sự kiện đột phát trước đó tại Mỹ, cũng như thời điểm bổ sung ứng viên và kết quả sau đó khiến phiên điều trần ứng viên Thẩm phán thu hút không ít sự chú ý của công chúng. Trong khi phát biểu khai mạc phiên điều trần, bà Amy Coney Barrett, đã làm rõ triết lý pháp luật của bà là “giải thích và áp dụng luật phù hợp với văn bản luật”, chứ không phải hành động theo ý nguyện của thẩm phán. Bà nhấn mạnh rằng người Mỹ nên có một “Tòa án Tối cao độc lập”.

Hình ảnh bà Barret tại buổi điều trần xác nhận Thẩm phán Tối cao Pháp viện hôm 12/10/2020. (Ảnh: Getty Images) 

Theo Fox News đưa tin, Thứ Hai (ngày 12/10) là ngày đầu tiên trong phiên điều trần kéo dài 4 ngày, bà Barrett nói: “Tòa án có trách nhiệm vô cùng quan trọng trong thực thi pháp trị, và điều này cũng vô cùng quan trọng đối với xã hội tự do”, “Tuy nhiên mục đích của tòa án không phải là giải quyết mỗi một vấn đề hoặc chỉnh sửa lại mỗi một sai lầm trong đời sống cộng đồng của chúng ta.” 

Bà tiếp tục nhấn mạnh tính độc lập của tòa án và chính phủ: “Quyết định chính sách và phán đoán giá trị của chính phủ cần phải được đưa ra bởi cơ quan chính trị do người dân tuyển cử ra và chịu trách nhiệm với người dân.”

“Công chúng không nên mong chờ tòa án làm như thế, tòa án cũng không nên cố làm như thế.”

Trong tuyên bố dài 4 trang tại buổi khai mạc, bà Barret đã thống nhất lý niệm triết học pháp lý với tư tưởng triết học của cố Thẩm phán Antonin Scalia. Cố Thẩm phán Antonin Scalia trước đó từng là một nhân vật quan trọng trong trường phái bảo thủ tại Tòa án Tối cao. Tư tưởng luật pháp quan trọng của bà Barret là cần tuân theo nguyện ý của pháp luật để đưa ra phán quyết.

Bà Barret nói với các Thượng nghị sĩ rằng: “Chính là nội dung suy lý của cố Thẩm phán Antonin Scalia đã định hình cho tôi.”

“Lý niệm tư pháp của ông rất đơn giản: Thẩm phán cần chiểu theo hình thức miêu tả trong văn bản để vận dụng hiến pháp và pháp luật, chứ không phải làm như những gì mà thẩm phán mong muốn”, “Luật pháp có lúc có nghĩa là phải đưa ra kết quả phán quyết mà ông không thích”. 

Người mẹ của 7 đứa con – bà Barret đã nói rõ bà làm thế nào để phán quyết các vụ án, bà còn nói bà hy vọng quyết định của bản thân “có đầy đủ lý do và căn cứ”.

“Khi tôi viết ra ý kiến phán quyết vụ án, tôi đều đọc lại từng câu một từ góc độ của bên thua kiện”, “Tôi hỏi bản thân, nếu một đứa con của tôi là người bị pháp luật chế tài, thì tôi sẽ nhìn nhận phán quyết này thế nào: Dù tôi không muốn kết quả đó, nhưng mà tôi liệu có biết quyết định này về mặt pháp luật là có lý do và căn cứ hợp lý hay không?” bà Barret nói.

Bà nhấn mạnh: “Tôi tin rằng người Mỹ trong tất cả các hoàn cảnh đều nên có một Tòa án Tối cao  độc lập, do Tòa á Tối cao giải thích hiến pháp và pháp luật của chúng ta”. 

“Tôi tin rằng mình có thể thông qua việc phát huy tác dụng [giải thích] này [của Tòa án Tối cao] để phục vụ cho tổ quốc.”

Nếu Đảng Cộng hòa xác nhận bà Barret làm Thẩm phán, Tối cao Pháp viện sẽ có khuynh hướng bảo thủ là 6 -3.

Đảng Cộng hòa hy vọng bà Barret có thể lấp ghế trống do cố Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg để lại, và nhậm chức Thẩm phán Tối cao Pháp viện trước ngày diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Trong khi đó, Đảng Dân chủ lại đang gây áp lực đối với vị Thẩm phán thuộc trường phái bảo thủ này, cố gắng buộc bà phải đưa ra lập trường và cam kết chính trị về bầu cử cùng những vấn đề khác mà Đảng Dân chủ quan tâm.

Ngày 11/10, ông Chuck Schumer, lãnh đạo đảng thiểu số tại Thượng viện (Đảng Dân Chủ), đã yêu cầu bà Barret, nếu nhậm chức thì không nên dính líu đến bất cứ vụ án nào liên quan đến kết quả bầu cử ngày 3/11.

Ông Chuck Schumer nói trong một cuộc họp báo tại New York: “Trong lời phát biểu khai mạc của bà ấy [Barret], không có bất cứ điều gì có thể xoa dịu lo lắng của người Mỹ đối với bà.”

“Người được đề cử này đối mặt với xung đột lợi ích nghiêm trọng, hôm nay điều chúng tôi muốn nói ở đây là, xét đến xung đột lợi ích của bà Barret, bà nên né tránh bất cứ phán quyết nào liên quan đến kết quả cuộc bầu cử ngày 3/11.”

Lời của ông Chuck Schumer rõ ràng là dùng cách nghĩ lợi ích đảng phái của mình để giải thích, và thực tế là bôi nhọ lý niệm của Thẩm phán Barret về tính độc lập của Tòa án Tối cao và Chính phủ, cho đến cả việc đưa ra phán quyết công bằng dựa theo luật pháp.

Đảng Dân chủ liên tiếp thay đổi quy tắc trong cuộc tổng tuyển cử quan trọng năm 2020, ví dụ như áp dụng phương thức toàn dân gửi phiếu bầu qua đường bưu điện để bỏ phiếu với ý đồ giành được thắng lợi trong bầu cử. Trong khi đó đội ngũ của Tổng thống Trump vẫn luôn nhấn mạnh ngăn chặn hành vi gian lận của đối thủ, cuối cùng hai bên rất có khả năng ra tòa vì kết quả bầu cử.

Lý Cao

Related posts