Tin nước Úc trưa thứ Hai

Thủ tướng Morrison đề nghị Thủ hiến Victoria nới lỏng nhiều hơn nữa

Thủ tướng Morriosn một lần nữa chỉ trích về cách nới lỏng thành phố Melbourne của Thủ hiến Andrews, kêu gọi ông nới lỏng nhiều hơn nữa.

Trong một thông báo ký tên chung với Tổng trưởng Ngân khố Josh Frydenberg và Bộ trưởng Y tế Greg Hunt vào hôm Chủ Nhật, nói rằng họ vô cùng lo ngại (deeply concerned) sau khi Andrews tiết lộ lộ trình nới lỏng vào hôm Chủ Nhật.

Trong thông báo này mặc dầu họ nhìn nhận những điểm tích cực chẳng hạn như bãi bỏ lệnh giới nghiêm 9pm-5am, nhưng họ lo sợ những ảnh hưởng của những hạn chế còn lại đối với dân cư Victoria.

“Cư dân Melbourne phải chịu một sự phong tỏa kéo dài hơn rất nhiều thành phố trên thế giới,” thông báo viết.

Scott Morrison has once again called for changes to Melbourne's exit from restrictions. Source: Getty

“Chúng ta hết sức lo ngại về hậu quả của sức khỏe tinh thần (mental health) đối với cư dân Melbourne khi phải bị sự hạn chế trong một thời gian kéo dài quá lâu,” thông báo viết.

Vào hôm Chủ Nhật ông Andrews cho biết sẽ nới lỏng thêm (trở lại Giai đoạn 3) của lộ trình nếu như trong 14 ngày tới số ca nhiễm xuống thấp dưới 5.

TT Morrison: vẫn không ngán Trung Quốc

Trong bài phát biểu từ video clip tại phiên họp thứ 75 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 75 vào sáng thứ Bảy, Thủ tướng Scott Morrison kêu gọi hãy truy ra tận gốc nguyên nhân của dịch Covid-19, kêu gọi các nước chia sẻ vaccine cho bệnh dịch này và đồng thời nhấn mạnh đến nhu cầu và cải tổ Liên Hiệp Quốc

Nhắc lại lời kêu gọi tổ chức một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc Covid-19 ông Morrison tuyên bố: “Có một nhiệm vụ rõ ràng là xác định nguồn lây từ động vật của virus Covid-19, và cách nó lây truyền sang người. Virus này đã gây ra thảm họa cho thế giới và các dân tộc. Chúng ta phải làm tất cả mọi cách để hiểu được chuyện gì đã xảy ra, không vì mục đích nào khác ngoài việc ngăn nó tái diễn.”

Quyết định điều tra do Úc và khối Liên Âu đề nghị đã được 145 quốc gia ủng hộ hồi tháng Năm, cam kết đưa ra một đánh giá khách quan, độc lập và toàn diện về đại dịch. Tuy nhiên việc này khiến quan hệ giữa Úc và Trung Quốc trở nên căng thẳng, dẫn đến các biện pháp trả thù thượng mại, còn gia tăng áp lực khiến các nhà báo Úc phải nhanh chóng rời khỏi Trung Quốc.

Ông Morrison cũng kêu gọi các các quốc gia có trách nhiệm phải chia sẻ rộng rãi vaccine nếu họ tìm ra trước. Ông nói rằng nếu Úc tìm ra vaccine, thì Úc sẽ chia sẻ với thế giới. Ông tuyên bố: “Khi nói đến vaccine, quan điểm của Úc rất rõ ràng – bất kỳ ai tìm thấy vaccine đều phải chia sẻ nó. Đây là trách nhiệm toàn cầu và trách nhiệm đạo đức phải chia sẻ vaccine rộng rãi.

 Một số có thể nhìn thấy lợi ích ngắn hạn hay thậm chí là lợi nhuận, nhưng tôi cam đoan với quý vị rằng với những kẻ nào suy nghĩ theo lối này sẽ bị nhân loại sẽ ghi khăc rất lâu dài và bị phán xét rất nghiêm khắc”.

Ông lên tiếng ủng hộ sáng kiến vaccine toàn cầu COVAX, một dự án do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Vaccine (Gavi) và Liên minh ứng phó đại dịch (CEPI) điều hành với mục tiêu phân phối 2 tỷ liều vaccine trên thế giới vào cuối năm 2021.

Trước đó Chính phủ Úc đã chính thức ký kết thỏa thuận tham gia COVAX cùng 155 quốc gia khác. COVAX sẽ điều phối các nguồn tài nguyên từ khắp nơi trên thế giới, qua đó giúp phân phối nhanh nhất vaccine Covid-19 đã được chuẩn nhận tới những khu vực đang bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi đại dịch, hướng tới chấm dứt giai đoạn phức tạp nhất của dịch vào cuối năm 2021.

Tháng trước, Giám đốc Y tế quốc gia Úc Paul Kelly khẳng định Úc đã cam kết tài trợ $80 triệu cho cơ chế COVAX, đồng thời sẽ tham gia với các quốc gia khác để góp phần đưa vaccine tới bất cứ nơi nào mà người dân đang cần.

Mỹ, cùng với Trung Quốc và Nga là những nước đang thử nghiệm vaccine giai đoạn cuối và đã tách họ ra khỏi COVAX.

Ông Morrison nhấn mạnh sự nguy hiểm của tin giả, và kêu gọi các nước hành động tích cực hơn để ngăn chặn điều đó. Ông nhấn mạnh: “Thông tin méo mó khiến nhiều người phải trả giá bằng tính mạng và tạo ra một bầu không khí sợ hãi, chia rẽ. Nó đi ngược lại các giá trị và niềm tin của Úc như là một xã hội tự do, cởi mở.”

Ông cũng đề cập đến các quy tắc thương mại và nhu cầu giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại hòa bình: “Là một quốc gia hướng ngoại, có chủ quyền và mạnh về thương mại, Úc cũng coi trọng các quy tắc và thể chế của thương mại quốc tế. Chúng tôi ý thức rõ rằng thương mại tạo ra của cải và gắn kết các quốc gia lại với nhau. Nó giúp chúng ta trở nên thịnh vượng hơn, tất cả chúng ta. Chúng tôi sẽ không lún sâu vào vòng xoáy của chủ nghĩa bảo hộ tại Úc.”

Ông Morrison cho biết Úc đang dẫn đầu các nỗ lực cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhằm xây dựng các quy tắc thương mại không phân biệt đối xử. Ông nói: “Chúng ta cần phải bảo đảm rằng các tiêu chuẩn này phục vụ tất cả các quốc gia, chứ không chỉ những cường quốc, và chúng được phát triển phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của trật tự toàn cầu.”

Về việc cải tổ Liên Hiệp Quốc (UN), ông nói Úc muốn thấy các thể chế đa phương mang lại “lợi ích cho chúng tôi và tất cả các quốc gia”. Ông nói: “Chúng tôi cam kết bảo đảm rằng các thể chế này phù hợp với mục đích, hiệu quả, công khai, minh bạch, và quan trọng nhất là họ phải chịu trách nhiệm trước các quốc gia thành viên.”

Google gỡ bỏ hình ảnh về đỉnh núi Uluru

Uluru was closed to tourists last year at the request of the Anangu people, who hold the site sacred.

Google gỡ bỏ những bức ảnh chụp đỉnh núi Uluru trên phần truy cập Street View theo yêu cầu của chính phủ Úc. Urulu là một khu vực thiêng liêng đối với bộ tộc thổ dân Anangu,  đã được đóng cửa vào năm ngoái, không cho sử dụng như một công cụ thương mại và cấm tiệt việc leo trèo lên hòn núi đá nguyên khối này!

Tuy nhiên những hình ảnh nói trên Google có thể cho cho phép người sử dụng Interet “đi bộ ảo” trên địa điểm thiên liêng này.

Parks Australia – cơ quan quản lý công viên quốc gia nơi núi Uluru tọa lạc – cho biết trong kho dữ liệu hình ảnh của Google vẫn còn rất nhiều bức ảnh về địa điểm linh thiêng này, bất chấp lệnh cấm của chính phủ Úc.

Phát ngôn viên của cơ quan trên nêu rõ: “Parks Australia đã yêu cầu Google gỡ bỏ các nội dung theo như mong muốn của tộc người Anangu – chủ sở hữu truyền thống của núi Uluru, và các quy định của vườn quốc gia này.”

Tộc người Anangu đã kêu gọi chính phủ cấm các hoạt động leo núi tại đây kể từ năm 1985, với lý do tâm linh rằng đường lên ngọn núi này giống như một con đường mà tổ tiên họ đã đi qua.

Theo phát ngôn viên của Google, công ty này đã gỡ bỏ các hình ảnh liên quan đỉnh núi Uluru. Người phát ngôn khẳng định: “Ngay sau khi Parks Australia nêu ra lo ngại của họ về những hành động của người dùng, chúng tôi đã gỡ bỏ các hình ảnh”.

Related posts