Học sinh Hoa lục tự tử liên tục, hệ quả của hệ thống giáo dục hủy hoại con người?

Hương Thảo

Học sinh Trung Quốc học tập căng thẳng trước kỳ thi (ảnh: Sohu).

Tỷ lệ thống kê chính thức đáng kinh ngạc dù được cho là chưa phản ánh hết sự thật, nhưng chỉ cần theo dõi tin tức hàng ngày cũng có thể thấy một vấn đề xã hội đáng lo ngại.

Theo tờ Epoch Times, gần đây có những báo cáo thường xuyên về các vụ tự sát của học sinh, sinh viên tại Trung Quốc. Từ tháng 7 đến nay, đã có thông tin về 5 sinh viên đại học tự tử ở Nam Kinh, khiến dư luận lo ngại. Thậm chí nhiều bậc phụ huynh cho rằng tình trạng học sinh tiểu học, trung học cơ sở tự sát hiện nay còn nghiêm trọng hơn. Hàng năm cứ sau kỳ tuyển sinh đại học hoặc thi cuối cấp lại có làn sóng học sinh tự sát.

Theo tin tức Internet tại Hoa lục gần đây được Epoch Times tổng hợp lại, vào ngày 21/9, một nữ nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Nam Kinh đã tự tử bằng cách nhảy lầu từ một tòa nhà trong ký túc xá của cô, vì giáo sư hướng dẫn đã cướp luận văn và loại cô khỏi nhóm. Một đêm trước hôm đó, Đại học Sư phạm Nam Kinh thông báo công khai rằng một sinh viên năm nhất và sinh viên năm thứ ba của trường được phát hiện tử vong trong ký túc xá vào ngày 12/9, hiện chưa rõ nguyên nhân cái chết. Ngày 31/8, một sinh viên khoa Thông tin điện tử của Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Nam Kinh đã nhảy lầu tự tử sau khi viết thư tuyệt mệnh; Ngày 18/8, một sinh viên Khoa Bay của Đại học Hàng không và Du hành Nam Kinh đã rơi xuống đất tử vong ngay sau khi trở lại trường, nguyên nhân cái chết vẫn chưa được tiết lộ. Vào tháng 7, một sinh viên năm nhất và nữ sinh năm tư của trường này đã tự tử ở Khả Khả Tây Lý.

Vào ngày 18/8/2020, một nữ sinh ở tòa nhà 18 thuộc nhóm 4, trường đại học Nam Kinh đã nhảy xuống từ ký túc xá, nhiều sinh viên cùng tòa nhà đã xuống lầu để thương tiếc cô (ảnh: Epoch Times).
Ngày 31/8, một sinh viên khoa Thông tin điện tử của Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Nam Kinh đã tự tử sau khi viết bức thư tuyệt mệnh này. 
(Internet)

Theo những tin nhắn do những sinh viên tự sát này lưu lại trên mạng, một sinh viên vừa nhập học năm nay của trường đại học Nam Kinh đã viết: “Mới khai giảng được một tuần nhưng em đã cảm thấy rất nhiều áp lực trong học tập, em hoang mang về con đường phía trước và cũng có chút lo âu…”

Ba sinh viên trường hàng không viết: “Trong trường khẳng định có vấn đề. Phụ đạo viên, giáo sư ở Phòng Giáo vụ còn không nắm được, học sinh ở tầng thấp nhất có thể có biện pháp gì được? Các giáo viên thiếu trách nhiệm vơ được cả nắm. Haizz. [Họ] thật đáng thương đáng thán!”; “Số vụ tự tử mà tôi biết là khoảng sáu người trong năm qua”; “Thực tế thì nhiều trường cao đẳng và đại học cũng vậy. Trường càng danh tiếng thì càng dễ trở nên trầm cảm. Ài!”

Theo một báo cáo được công bố vào năm 2019, “Ứng dụng Đánh giá Tâm lý trong Điều tra Sức khỏe Tâm thần của Sinh viên Đại học, lấy học viện thuộc Đại học Hồ Bắc làm thí dụ”, nghiên cứu báo cáo cho biết, tỷ lệ tự sát của sinh viên đại học ở Trung Quốc vẫn ở mức cao. Một số nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong các nguyên nhân tử vong thông thường của sinh viên đại học, tử vong do tự sát chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 47,2%. Nhưng trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các bộ phận liên quan sẽ không công bố dữ liệu về các vụ tự sát của sinh viên đại học, mà chỉ thu thập làm dữ liệu nội bộ, khiến nhiều cuộc điều tra nghiên cứu không dễ nhận được dữ liệu đầy đủ.

Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Nam Kinh (ảnh chụp màn hình mạng).
Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Nam Kinh (ảnh chụp màn hình mạng).

Bà Lý, một phụ huynh của học sinh đại lục, nói với Epoch Times rằng không chỉ sinh viên đại học tự sát nhiều hơn mà trên thực tế, hiện nay còn có nhiều học sinh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở cũng tự sát.

Theo tin tức trên mạng Hoa lục, vào ngày 17/9/2020, một học sinh tại trường trung học cơ sở số 1 Giang Hạ ở Vũ Hán đã nhảy lầu tự tử vì chơi bài poker bị bố mẹ mắng. Vào ngày 1/9, một cậu bé 15 tuổi rơi từ một tòa nhà và tử vong vào khoảng 8 giờ tối, một ngày trước khi học kỳ mới bắt đầu. Vào ngày 31/8, một cậu bé 12 tuổi ở Tân Hoa, Hồ Nam, đã rơi từ tòa nhà của gia đình mình và tử vong vào ngày cậu mở báo cáo học tập và được giao bài tập về nhà. Trong hai tháng từ 3/3 đến 6/5, có 7 học sinh tiểu học và trung học cơ sở tự sát, trong đó có 2 em ở Thiểm Tây, 2 em ở Giang Tô, 2 em ở Hà Bắc và 1 em ở An Huy.

Bà Lý cho biết nhiều học sinh tiểu học và trung học cơ sở tự sát bằng cách nhảy lầu là do hệ thống giáo dục có vấn đề, áp lực lên giáo viên và phụ huynh càng lớn, áp lực đối với trẻ em còn lớn hơn nữa. “Ở các trường Trung Quốc, giáo viên đều bị đánh giá xếp loại. Nếu kết quả cuối năm đứng cuối hai lần liên tiếp sẽ bị cách chức giáo viên chủ nhiệm, nên giáo viên rất nghiêm khắc. Có giáo viên còn đánh và tát học sinh”.

“Học sinh bị xếp hạng thấp, học sinh bị điểm kém, phụ huynh không còn mặt mũi, không dám ngẩng đầu trước giáo viên. Phụ huynh của học sinh bị điểm kém, tổ chức họp phụ huynh chẳng khác nào tổ chức một cuộc họp phê bình đấu tố. Một số phụ huynh vẫn bị cô giáo ‘dạy dỗ’ trước mặt cả lớp”. Cha mẹ bật khóc khi đó, họ thành như tội đồ trước mặt cô giáo, nên cha mẹ lại đẩy áp lực cho con, khiến con có một cuộc sống khốn khổ. Hơn nữa các con học tiểu học ngày nào cũng phải học nhiều lớp, áp lực quá lớn. Đó là vấn đề thể chế”.

Bà Lý cho biết thường nghe tin các em nhảy lầu từ các bạn cùng lớp, nhất là trước kỳ thi cuối cấp hoặc sau kỳ thi tuyển sinh đại học đều có làn sóng tự sát, nhưng chỉ là do báo chí không đưa tin. “Bởi vì các phương tiện truyền thông sẽ không công bố, chỉ là mọi người đã nghe nói, đã có cả tá trường hợp. Chỉ trong một tháng này đã có vài trường hợp. Mỗi khi có kỳ thi cuối kỳ, sẽ lại có các vụ học sinh tự sát, hoặc kỳ thi vào đại học, hoặc sau khi kỳ thi tuyển sinh vào đại học kết thúc, có rất nhiều vụ tự sát”.

“Bây giờ từ mẫu giáo đã bắt đầu có áp lực, do đó, độ tuổi tự sát ngày càng càng trẻ. Có những đứa trẻ rất nhỏ, đứa nhỏ nhất mới bảy tám tuổi”, bà Lý nói.

Theo một bài báo ngày 28/6/2020 của Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Trung Quốc, dựa theo một bộ dữ liệu được các quan chức Trung Quốc báo cáo công khai, Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ tự sát ở trẻ em lớn nhất thế giới. Bài báo trích dẫn nguồn từ báo cáo “Tỷ lệ tự sát ở Trung Quốc: 1995-1999” đăng trên tạp chí The Lancet năm 2002 nói, tự sát là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm ở Trung Quốc.

“Dựa trên phân tích này của một số nhà nghiên cứu, số vụ tự sát thực tế thường cao gấp 3 đến 5 lần số vụ đã được công bố. Người ta ước tính rằng số vụ tự sát ở Trung Quốc có thể vượt quá 600.000 vụ mỗi năm. Trung bình cứ hai phút lại có một người chết vì tự sát, và 8 người đã cố gắng tự sát không thành”.

Bài báo cũng nói rằng tự sát là nguyên nhân số một gây tử vong cho những người từ 15 đến 34 tuổi ở Trung Quốc. Số vụ tự sát từ 15 đến 24 tuổi chiếm 26,64% tổng số vụ tự sát; trẻ em từ 5 đến 14 tuổi tự sát chiếm 1,02% tổng số vụ tự sát (số liệu năm 1988). Và số vụ tự sát ở lứa tuổi này vẫn đang có xu hướng gia tăng. Nếu lấy 600.000 người làm cơ sở, số vụ tự sát trong độ tuổi từ 5 đến 24 có thể lên tới hơn 150.000 người mỗi năm.

Dữ liệu này là dữ liệu thống kê trước năm 2000. Thế giới bên ngoài tin rằng do số lượng thanh niên ở Trung Quốc đại lục mắc chứng lo âu và trầm cảm không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, nên số vụ tự sát của sinh viên thực sự cao hơn hiện nay, và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ không công bố dữ liệu về các vụ tự sát của sinh viên.

Ông Ngụy, một phụ huynh của một học sinh từ lâu đã quan tâm đến vấn đề giáo dục thanh thiếu niên ở Trung Quốc đại lục, nói với Epoch Times rằng những gì được báo cáo hiện nay chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Ông phân tích 4 nguyên nhân sau đây dẫn đến tỷ lệ học sinh tự sát cao:

Thứ nhất, do không có đức tin chân chính

“Sau khi ĐCSTQ thành lập chính phủ, tín ngưỡng chân chính của Trung Quốc đã không còn. Cho đến bây giờ, những sinh viên trẻ thế hệ này, ngay cả học tập cũng đều vì mục tiêu tìm một công việc tốt và kiếm nhiều tiền hơn trong tương lai. Họ đều là từ lợi ích bản thân mà suy xét, và tinh thần của họ phi thường trống rỗng. Khả năng đề kháng với áp lực và sự thất vọng còn yếu, chỉ một chút thất vọng sẽ dẫn đến ý nghĩ tự sát”.

Thứ hai, sự thiếu hụt văn hóa truyền thống, đối với sinh mệnh không biết trân trọng, giữa người với người không có sự quan tâm và tình thương, cũng không có sự tôn trọng lẫn nhau.

“Bây giờ giáo viên đứng lớp, căn bản không có nói đến ý nghĩa sự tồn tại của sinh mệnh con người, đối với sinh mệnh không biết tôn trọng, bọn trẻ từ nhỏ trong tư tưởng đã không có những ấn tượng này, chỉ trọng thị những phương diện này kia, thậm chí có một số đứa trẻ rất nhỏ, học sinh cấp hai, cấp ba, chỉ vì cãi vã nhau, hoặc cha mẹ không cho phép chơi game, hoặc bị cha mẹ la mắng là chúng nói rằng tôi không muốn sống nữa. Và tư tưởng này rất phổ biến ở những đứa trẻ sinh sau năm 2000″.

“Khi học sinh đối mặt với khuất nhục, thậm chí một số học sinh còn nói, tại sao mẹ lại sinh ra con? Nếu mẹ không sinh ra con, con sẽ không chịu đựng được những nỗi thống khổ này. Trong giáo dục truyền thống giảng cha mẹ sinh ra con cái và dưỡng dục chúng, con cái nên phải cảm ơn cha mẹ. Hiện nay không còn là như vậy. Điều này cũng thể hiện rằng, xã hội bây giờ không còn cảm giác an toàn cho trẻ em, và không còn cho chúng niềm hy vọng, mà sự an toàn và niềm hy vọng là quan trọng nhất đối với những người trẻ tuổi. Nếu không còn những điều này, họ có thể không còn muốn sống”.

Thứ ba, đó là hệ thống giáo dục tà ác của ĐCSTQ

“Bây giờ giáo dục trong trường học bị đảng hóa, cấy vào đầu óc trẻ tư tưởng của ĐCSTQ. Kiểu giáo dục này đòi hỏi một loại biện pháp nhằm bóp nghẹt suy nghĩ độc lập của chính học sinh, và nó cũng yêu cầu trẻ em phải tuyệt đối tuân theo, bằng cách đơn giản và thô bạo. Những điều này thực sự đang bóp nghẹt trái tim của những người trẻ tuổi, và cuối cùng diễn biến thành bóp chết sinh mệnh của chúng”.

Giáo dục ở trường học cũng thuần túy vì lợi nhuận hóa.

“Đọc sách là vì để cho điểm. Trước đây, giáo viên đối với giáo dục là vì để cống hiến cho đất nước, nhưng giờ thì không. Ngoài ra, giáo viên ở nhiều trường học ở Trung Quốc không dạy học nghiêm túc, sau đó yêu cầu phụ huynh cho con đi học thêm ngoại khóa. Trong các tiết học ngoại khóa, mỗi môn mỗi người bao nhiêu tiền, đều là vì thu tiền, và điều đó cũng vô tình tạo ấn tượng với học sinh, có tiền mới học giỏi được. Những đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn sẽ có tâm lý tự ti, thậm chí đổ lỗi cho cha mẹ. Bố mẹ không cho mình những điều kiện tốt, đó cũng là một lý do để tự tử”.

Thứ tư, khoảng cách giữa tuyên truyền và thực tế

“Hiện nay mạng Internet và các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đang tuyên truyền rằng mọi thứ đều tốt và tài nguyên phong phú, nhưng khi học sinh đối mặt với nhiều thứ khác nhau trong cuộc sống, họ thấy rằng thực tế thật bất lực và thất vọng. Những lỗ hổng tâm lý tích tụ đến một lúc nào đó sẽ bộc phát. Một số trẻ sẽ tự sát, một số sẽ giết người, hoặc làm những điều điên khùng”.

“Bây giờ toàn bộ nền giáo dục đều trở thành như thế này, nếu không cải biến thì không có lối thoát. Loại hình giáo dục này không thể ươm mầm nhân tài, những đạo lý căn bản về làm người đều không hiểu. Nói nghiêm trọng một chút, nền giáo dục của ĐCSTQ đang hủy hoại con người”, ông Ngụy cho biết.

Theo Yi Ru, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Related posts