Trung Quốc lại phóng vệ tinh không thành công, nâng tỷ lệ thất bại lên mức quá cao

Tâm Thanh

Mô hình tên lửa Trung Quốc trong Triển lãm Công nghệ cao Quốc tế Trung Quốc tại Bắc Kinh năm 2017 (ảnh: Shutterstock).

Vào lúc 13h02 ngày 12/9, tên lửa tàu sân bay Kuaizhou-1A cất cánh tại trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở tỉnh Cam Túc, phía tây bắc Trung Quốc mang theo vệ tinh Cao Phân 02C và vệ tinh Cát Lâm-1 bay vào không gian, tuy nhiên đợt phóng đã xuất hiện sự cố khác thường và nhiệm vụ thất bại, theo Epoch Times.

Các phương tiện truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin rằng, nguyên nhân cụ thể đang được phân tích và điều tra thêm.

Về sự thất bại trong các vụ phóng vệ tinh của ĐCSTQ, cư dân mạng đại lục để lại bình luận:

“Tỷ lệ phóng vệ tinh thất bại đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây”.

“Có chuyện gì vậy? Lúc nào cũng xảy ra chuyện”.

“Công nghệ tàu sân bay vẫn chưa hoàn thiện và tỷ lệ thất bại còn hơi cao”.

“Đã tìm ra nguyên nhân của những lần thất bại trước chưa?”

Từ đầu năm đến nay, quá trình phóng tên lửa của ĐCSTQ đã xảy ra nhiều sự cố, thu hút sự chú ý lớn từ thế giới bên ngoài.

Ngày 7/9, cơ sở huấn luyện thử nghiệm quân sự số 25 rung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên đã phóng tên lửa Trường Chinh 4B mang theo vệ tinh Cao Phân 11 vào không gian. Tuy nhiên, một trong những động cơ đẩy tên lửa bất ngờ rơi từ trên trời xuống và phát nổ trên sườn đồi gần một ngôi nhà cách vị trí phóng tên lửa khoảng 500 km.

Từ ngày 24 đến 29/8, Quân đội Trung Quốc đã tập trận ở Biển Đông và phóng liên tiếp 4 tên lửa đạn đạo vào ngày 26/8, theo Lu Media. Tuy nhiên, báo cáo chính thức của chính phủ Trung Quốc nói rằng, chỉ có hai tên lửa được phóng. Quân đội Hoa Kỳ đã thu thập dữ liệu tên lửa trong suốt quá trình và thông báo vị trí cho thấy tên lửa của ĐCSTQ đã không bắn trúng tàu mục tiêu. Hình anh người dân chụp được tiết lộ, một quả tên lửa đã hạ cánh xuống Quảng Tây, quả còn lại không biết đã trúng vào đâu.

Vào lúc 12h17 ngày 10/7, tên lửa Khoái Châu 11 của ĐCSTQ lần đầu tiên được phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, nhưng tên lửa bay trên không bất thường và nhiệm vụ phóng không thành công.

Vào ngày 5/5, tên lửa vận chuyển Trường Chinh 5B cất cánh tại bãi phóng Văn Xương trên đảo Hải Nam, phía nam Trung Quốc mang theo một nguyên mẫu tàu vũ trụ không người lái và khoang chở hàng hóa quay trở lại khí quyển một cách mất kiểm soát và rơi xuống Đại Tây Dương sau khi bay qua công viên Trung tâm Los Angeles và New York.

Vào ngày 9/4, ĐCSTQ đã thất bại trong việc phóng tên lửa Trường Chinh 3B mang theo vệ tinh Palapa-N1 của Indonesia tại trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên. Trong suốt quá trình, giai đoạn đầu tiên và thứ hai của tên lửa hoạt động tốt, nhưng giai đoạn thứ ba bị trục trặc. Tên lửa này đã phát nổ chưa đầy 1 phút sau khi cất cánh.

Vào ngày 16/3, tên lửa Trường Chinh – 7A (CZ-7A) được cải tiến từ loại CZ-7 của Trung Quốc đã phóng thất bại tại bãi phóng Văn Xương ngay trong lần phóng đầu tiên.

Ngày 24/3, vệ tinh Venesat – 1 của Venezuela bất ngờ gặp sự cố, bị vô hiệu trong không gian. Vệ tinh này được Trung Quốc phát triển và được tên lửa Trường Chinh-3B đưa vào quỹ đạo hồi năm 2008 với tuổi thọ dự kiến là 15 năm. Tuy nhiên nó đã bị chệch khỏi quỹ đạo và ngừng hoạt động 3 năm trước khi đáo hạn vào năm 2023.

Theo Hứa Mộng Nhi, Epochtimes
Tâm Thanh biên dịch và tổng hợp

Related posts