Tin thế giới sáng thứ Hai

Giấy phép cư trú cho người HK tại Đài Loan tăng gấp đôi trong nửa đầu 2020

Bất ổn và đàn áp ở Hồng Kông được coi là động lực chính để ngày càng nhiều cư dân Hồng Kông rời bỏ đặc khu và tìm kiếm định cư từ các quốc gia khác, trong đó có Đài Loan.

Sở di trú quốc gia Đài Loan (Ảnh: Wikipedia)

Theo CNA đưa tin hôm 15/8, số lượng người Hồng Kông nhận được giấy phép cư trú tại Đài Loan đã tăng gấp đôi trong nửa đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, trong vòng nửa đầu năm 2020, đã có tổng cộng 3.161 người từ Hồng Kông nhận được giấy phép cư trú tại Đài Loan, tăng 116% so với 1.464 người đăng ký so với cùng kỳ năm 2019, theo Sở Di trú Quốc gia.

Trước đó, lượng người Hồng Kông tìm cách định cư tại Đài Loan đã tăng từ 4.148 trong năm 2018 lên 5.858 người trong năm 2019 trong bối cảnh các cuộc biểu tình lớn chống lại Luật dẫn độ liên tiếp nổ ra trong nhiều tháng tại đặc khu. Luật này sau đó đã bị bãi bỏ, nhưng đã được thay thế bằng Luật An ninh quốc gia có hiệu lực từ ngày 1/7 năm nay.

Dựa trên các Quy định về Thường trú hoặc Thường trú cho Người dân ở Khu vực Hồng Kông và Khu vực Ma Cao, có 16 cách khác nhau để đăng ký cư trú tại Đài Loan.

Những điều này bao gồm đăng ký với tư cách là người có quan hệ huyết thống hoặc vợ/chồng của một người Đài Loan; với tư cách là một người có tay nghề cao có chứng chỉ do chính phủ Hồng Kông/Ma Cao cấp trong một lĩnh vực chuyên ngành; với tư cách là một người có thành tích đặc biệt trong một lĩnh vực cụ thể; hoặc với tư cách là một doanh nhân đầu tư 6 triệu Đài tệ (204.079 USD) trở lên ở Đài Loan.

Các nhà quan sát cho rằng sự gia tăng rõ rệt của tình trạng bất ổn ở Hồng Kông, cùng với việc Trung Quốc và chính quyền địa phương của Đặc khu hành chính liên tiếp có các động thái trấn áp người bất đồng chính kiến đã dẫn đến nhiều lo ngại cho người dân về tương lai của nhà nước pháp quyền ở thành phố này.

Ngũ Giác Đài thành lập lực lượng đặc nhiệm UFO

Hôm thứ Sáu (14/8), Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo rằng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng David Norquist đã phê duyệt việc thành lập Nhóm công tác về các Hiện tượng Trên không Không xác định vào ngày 4/8, theo the BL.

“Bộ Quốc phòng Mỹ đã thành lập Lực lượng Đặc nhiệm Hiện tượng Trên không Không xác định (UAPTF) để tăng cường hiểu biết về bản chất và nguồn gốc của các Hiện tượng Trên không Không xác định (Unidentified Aerial Phenomena – UAP). Nhiệm vụ của lực lượng đặc nhiệm là phát hiện, phân tích và lập danh mục các UAP có khả năng đe dọa an ninh quốc gia Mỹ”, Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố.

“Như Bộ Quốc phòng đã tuyên bố trước đây, sự an toàn của các nhân viên và an ninh trong các hoạt động của chúng tôi là mối quan tâm hàng đầu. Bộ Quốc phòng và các cơ quan quân sự sẽ nghiêm túc xem xét bất kỳ cuộc xâm nhập trái phép nào của máy bay vào khu vực huấn luyện hoặc vùng trời được chỉ định của chúng tôi và kiểm tra từng báo cáo một”.

Theo Lầu Năm Góc, hồ sơ đụng độ bao gồm các cuộc không kích ban đầu được báo cáo là UAP khi người quan sát không thể xác định ngay lập tức được là những gì. 

Theo CNN, các nhà lập pháp Nghị viện và quan chức Lầu Năm Góc trước đây đã bày tỏ lo ngại về sự xuất hiện của các hiện tượng trên không không xác định bay qua các căn cứ quân sự Mỹ, buộc các máy bay quân sự đối mặt với nguy hiểm.

Hai quả rocket bắn trúng căn cứ quân đội Iraq có lính Mỹ đồn trú

Hai tên lửa Katyusha đã rơi tại căn cứ Taji của Iraq, nơi đóng quân của liên quân do Mỹ dẫn đầu, hãng thông tấn nhà nước cho biết hôm thứ Bảy (15/8), trích dẫn một tuyên bố quân sự. Không có thương tích nào được ghi nhận. Jason Brodsky, giám đốc chính sách của United Against Nuclear Iran – một tổ chức với mục đích ngăn Iran trở thành siêu cường sở hữu vũ khí hạt nhân – cho biết: “Một cuộc tấn công tên lửa khác ngày hôm nay nhằm vào Trại Taji ở #Iraq chỉ vài ngày trước khi thủ tướng Iraq dự kiến ​​đến thăm Nhà Trắng hôm 20/8”.

Sự kiện này xảy ra sau khi đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad bị ba tên lửa nhắm vào hồi đầu tháng.

Các cuộc tấn công diễn ra gần biên giới Kuwait và ở ngay phía bắc thủ đô.

Các cuộc tấn công tên lửa không gây thương vong nhưng có thiệt hại đến thiết bị.

Chuyên gia: Bài phát biểu của Ngoại trưởng Pompeo là ‘Sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới’ trong mối quan hệ với Trung Quốc

Bài phát biểu mang tính bước ngoặt của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo với tựa đề “Trung Quốc Cộng sản và Thế giới Tự do” đã được báo trước là “sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới” trong các vấn đề toàn cầu và sự thay đổi rõ rệt trong chính sách đối ngoại đối với Bắc Kinh.

Toàn văn bài phát biểu kêu gọi 'chống Trung Quốc chuyên chế' của Ngoại trưởng Mỹ
(Ảnh thumbnail Youtube/Bộ Ngoại giao Mỹ)

Tiến sĩ Jin Chin tại Sydney, chủ tịch Liên đoàn vì một Trung Quốc Dân chủ, đã trao đổi với The Epoch Times hôm 13/8 rằng bài phát biểu được đưa ra đúng thời điểm các nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc “đã chờ đợi từ lâu”.

Theo Chin, kể từ khi Mỹ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bước vào mối quan hệ ngoại giao chính thức, các cơ quan chính quyền Mỹ từ cả hai bên hành lang đã rất “ngây thơ” trong việc giao thiệp với chính quyền này.

Liên đoàn vì một Trung Quốc Dân chủ đã hoạt động từ năm 1989 và được thành lập sau vụ Thảm sát Thiên An Môn.

Bài phát biểu của ông Pompeo hồi cuối tháng 7 đã kêu gọi các quốc gia cùng chí hướng “thúc đẩy sự thay đổi” bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Hải quân Ấn Độ mua drone, tăng cường giám sát trên biển

Trong bối cảnh tranh chấp biên giới đang diễn ra với láng giềng Trung Quốc dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) tại Đông Ladakh, lực lượng Phòng vệ Ấn Độ đang tích cực triển khai lực lượng trên cả ba mặt trận của biên giới đất nước. Từ việc nhận các máy bay phản lực Rafale cho đến đặt hàng tên lửa từ Nga, Ấn Độ đang chuẩn bị cho cơ chế Phòng thủ của mình để đối mặt với bất kỳ mối đe dọa nào, theo ABP News.

Theo diễn biến mới nhất, nước này đã tập trung nhiều hơn vào các tuyến đường thủy và có kế hoạch tăng cường khả năng giám sát tàu chiến của đối phương hoạt động tại khu vực Ấn Độ Dương.

Theo báo cáo, Hải quân Ấn Độ đang đề xuất mua gấp 10 máy bay không người lái trên tàu để theo dõi các hoạt động của Trung Quốc, Pakistan hoặc các nước khác.

Báo cáo đề cập Hải quân Ấn đã lên kế hoạch triển khai các máy bay không người lái trên các tàu chiến cỡ lớn để hỗ trợ giám sát chặt chẽ hoạt động di chuyển của tàu Trung Quốc cũng như các đối thủ khác trong và xung quanh lãnh hải Ấn Độ.

Hàn Quốc đóng hàng không mẫu hạm đầu tiên 

Hàn Quốc có kế hoạch đóng hàng không mẫu hạm đầu tiên vào năm tới, và mua các máy bay chiến đấu của Mỹ hoạt động kèm theo, Bộ Quốc phòng nước này thông báo, theo hãng tin CNN.

“Tàu sân bay nặng 30.000 tấn có thể vận chuyển binh sĩ, thiết bị và vật liệu và có thể vận hành máy bay chiến đấu có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng”, theo thông cáo của Bộ Quốc phòng.

“Nó sẽ cho phép quân đội ngăn chặn hiệu quả hơn các mối đe dọa và điều động lực lượng và vật liệu đến một khu vực tranh chấp trên biển bằng cách đóng vai trò một tàu kiểm soát cho đơn vị hải quân”.

CNN nhận định, Hàn Quốc sẽ mua máy bay chiến đấu F-35B do Mỹ sản xuất, có khả năng cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng, tương thích với một tàu sân bay nhỏ. Nước này sẽ cùng với Nhật Bản và Mỹ triển khai các máy bay F-35B trên các tàu sân bay hạng nhẹ ở khu vực tây Thái Bình Dương.

Cả ba quốc gia đều có mối quan hệ gây tranh cãi với Triều Tiên.

Em trai ông Trump qua đời

Em trai của Tổng thống Donald Trump – Robert Trump đã qua đời, thọ 71 tuổi, theo USA Today.

“Tôi rất đau buồn khi phải thông báo rằng người em trai tuyệt vời của tôi, Robert, hồi tối nay đã qua đời một cách thanh thản”, tổng thống Trump nói trong một tuyên bố hôm thứ Bảy (15/8). “Cậu ấy không chỉ là người em, mà còn là người bạn thân nhất của tôi. Anh sẽ rất nhớ cậu, nhưng rồi chúng ta sẽ gặp lại nhau. Ký ức về cậu sẽ sống mãi trong tim anh”.

“Robert, anh yêu cậu. Hãy yên nghỉ.”

Nhà Trắng thông báo hôm thứ Sáu (14/8) rằng Robert Trump đã phải nhập viện vì một căn bệnh không công bố. Tổng thống Trump đã đến thăm em trai tại Bệnh viện New York-Presbyterian ở Manhattan chiều hôm đó.

Related posts