Tin thế giới chiều thứ Ba: Luật An ninh Quốc gia bắt đầu được thi hành tại Hồng Kông

Nhà hoạt hoạt động nhân quyền Hồng Kông Agnes Chow bị bắt giữ theo Luật An ninh Quốc gia

Nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Agnes Chow bị đơn vị an ninh quốc gia bắt giữ ở Hồng Kông (ảnh: Reuters).

Hàng loạt các nhà hoạt động dân chủ ở Hương Cảng đã bị bắt giữ sau khi Luật An ninh Quốc gia có hiệu lực.

Một tài khoản facebook xác thực của một nữ cảnh sát Hồng Kông đã tiết lộ rằng nhà hoạt động dân quyền chủ chốt Agnes Chow đã bị bắt giữ vào cuối ngày thứ Hai (10/8) theo Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông. Reuters trích dẫn lại nội dung đăng tải như sau: “Hiện chắc chắn là Agnes Chow đã bị bắt về tội ‘liên tục kích động’ theo luật an ninh quốc gia”. Một nguồn tin khác từ cảnh sát cũng cho biết Chow nằm trong danh sách 10 người đã bị bắt giữ ngày hôm đó trong một cuộc điều tra an ninh quốc gia.

Cảnh sát nói rằng họ đã bắt 9 người đàn ông và một phụ nữ, độ tuổi từ 23 đến 72 tại trụ sở báo Apple Daily trong đó có nhân vật truyền thông quyền lực Jimmy Lai và những nhà điều hành cấp cao khác của kênh truyền thông này.

Là một thành viên của nhóm hoạt động xã hội ủng hộ cho nền dân chủ, Chow có khả năng nói thành thạo tiếng Nhật và rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Đầu năm nay, cô đã thúc giục Tokyo suy nghĩ lại về chuyến viếng thăm Nhật Bản của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến viếng thăm khởi đầu được ấn định vào tháng 3, nhưng đã bị hoãn lại do đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Trong một cuộc họp báo vào tháng 6, Chow đã kêu gọi: “Chúng tôi hy vọng rằng Thủ tướng (Shinzo) Abe và chính phủ Nhật Bản có thể suy nghĩ lại xem có thực sự cần thiết phải mời Chủ tịch Tập tới Nhật Bản hay không”.

Những đăng tải trên facebook của cảnh sát xuất hiện giữa lúc dư luận quốc tế đang chỉ trích Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông khi nó vẫn còn đang trong giai đoạn dự thảo.

TikTok có thể chuyển trụ sở từ Mỹ đến London

Tờ SCMP hôm 10/8 cho biết ứng dụng chia sẻ video TikTok do hãng ByteDance của Trung Quốc kiểm soát hiện chưa sẵn sàng xác nhận kế hoạch chuyển trụ sở chính từ Mỹ đến London khi chưa có được sự ủng hộ công khai của chính phủ Anh.

TikTok sẽ chuyển trụ sở đến UK? (Ảnh: Shutterstock)

Tuần trước, ByteDance cho biết họ đã đánh giá khả năng thành lập trụ sở chính của TikTok bên ngoài Hoa Kỳ “để phục vụ người dùng toàn cầu tốt hơn” mà không nêu rõ địa điểm.

Theo nguồn thạo tin nói với SCMP, TikTok đã lên kế hoạch chuyển đến London, nhưng hiện đang chờ phản hồi từ chính phủ Anh. Nếu không nhận được sự ủng hộ tích cực, TikTok sẽ rất khó thực hiện động thái này.

Nguồn tin cũng cho hay hiện Thủ tướng Anh Boris Johnson đang phải đau đầu cân nhắc về khoản đầu tư 3 tỷ bảng Anh (3,9 tỷ USD) được hứa hẹn bởi TikTok.

Trong khi ông Johnson có quan điểm cứng rắn đối với vấn đề Hồng Kông và Huawei – hãng công nghệ này sẽ bị cấm tham gia vào mạng 5G của Anh từ năm tới – thì ông cũng vẫn kêu gọi hợp tác với Bắc Kinh về các vấn đề khác. Ông cũng thận trọng để tránh bị coi là đi theo xu hướng chính trị bài Trung của Washington.

Tuy nhiên, việc thể hiện sự ủng hộ công khai với TikTok sẽ có nguy cơ làm tổn hại đến mối quan hệ với Tổng thống Mỹ Donald Trump, người tuần trước đã ký một lệnh hành pháp cấm mọi giao dịch với TikTok và WeChat sau 45 ngày kể từ thời điểm ký.

Một phát ngôn viên của ông Johnson trước đó cho biết quyết định này chưa được xác nhận, nhưng [nếu được thực hiện], “đó sẽ là một quyết định mang tính thương mại.”

Theo SCMP, nhiều quan chức khác trong chính phủ Anh cũng ủng hộ đề xuất của TikTok.

Oliver Dowden, Bộ trưởng về kỹ thuật số, văn hóa, truyền thông và thể thao của Anh, trước đó đã dè dặt đề cập về thương vụ với TikTok, mặc dù ông chính là người đã công bố lệnh cấm Huawei vào tháng trước tại Quốc hội kèm theo tuyên bố Anh Quốc sẽ giám sát chặt chẽ các công ty công nghệ Trung Quốc có “rủi ro cao”.

Bộ Ngoại giao Anh cũng ủng hộ đề xuất của TikTok bởi cho đến nay ứng dụng này không được coi là một rủi ro theo đánh giá về an ninh quốc gia của Anh, theo một nguồn thạo tin khác.

Microsoft cho biết họ đang tìm cách mua lại hoạt động của TikTok ở Bắc Mỹ, Úc và New Zealand, điều mà các quan chức Anh coi là một nỗ lực nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa Anh và phần còn lại của liên minh tình báo “Ngũ nhãn” (Five Eyes).

Microsoft không tiết lộ họ sẵn sàng trả bao nhiêu, mặc dù các nguồn tin trước đó nói với Reuters rằng ByteDance định giá toàn bộ TikTok hơn 50 tỷ USD.

Trước đó, Ấn Độ đã cấm 59 ứng dụng do Trung Quốc sở hữu, bao gồm TikTok và WeChat của Tencent sau cuộc đụng độ với Trung Quốc tại khu vực biên giới Himalaya đang tranh chấp khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. TikTok có 200 triệu người dùng ở Ấn Độ.

Trong khi đó, TikTok tuần trước cho biết họ đang lên kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu trị giá 500 triệu USD ở Ireland để lưu trữ video, tin nhắn và các dữ liệu khác của người dùng châu Âu. Cho đến nay, tất cả hồ sơ của người dùng đều được lưu trữ ở Hoa Kỳ, với một bản sao lưu được lưu giữ ở Singapore.

Xuân Lan (theo SCMP)

Hồ Nam, Trung Quốc cấm xe máy, dân biểu tình phản đối buộc chính quyền rút lại lệnh

Ảnh chụp màn hình video, dẫn qua Apple Daily.

Hàng ngàn người đã bao vây các cơ sở chính phủ đòi đình chỉ lệnh cấm và trả lại phương tiện bị tịch thu.

Apple Daily trích dẫn thông tin báo nước ngoài cho biết, các cuộc biểu tình và đụng độ bạo lực giữa người dân với cảnh sát ở thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã lên tới cao trào, buộc chính quyền địa phương phải đình chỉ lệnh cấm xe máy mà những người biểu tình cho rằng ảnh hưởng không nhỏ đến người nghèo.

Thành phố Thiệu Dương bắt đầu hoạt động liên sở vào ngày 1/8 nhằm trục xuất xe máy khỏi thành phố, đột kích toàn bộ các cơ sở sản xuất và cửa hàng. Hàng nghìn chủ sở hữu xe máy đã bị phạt và tạm thu giữ xe.

Hôm thứ Sáu (7/8), hàng ngàn người dân đã tập hợp bên ngoài khu vực hành chính của chính quyền thành phố và sở cảnh sát giao thông, yêu cầu đình chỉ lệnh cấm. Buổi trưa hôm đó, những người biểu tình được cho là đã đập phá xe của chính phủ, đuổi theo các nhân viên cảnh sát giao thông và đánh đập họ. Một số người biểu tình đã bị bắt.

Họ yêu cầu chính quyền địa phương mở lại làn đường dành cho xe máy và cho phép xe từ bên ngoài thành phố đi vào.

Người dân địa phương cho biết Thiệu Dương không phải là một thành phố giàu có và cơ sở hạ tầng giao thông địa phương còn thiếu thốn. Thành phố đã bắt đầu hạn chế xe máy từ 10 năm trước nhưng chính phủ không có kế hoạch cải thiện sinh kế của người dân, một người dân họ Dịch cho biết. “Thay vào đó, chính phủ đã lãng phí tiền vào các dự án đánh bóng bộ mặt mà không hỏi ý kiến ​​người nộp thuế”, ông Dịch nói.

Trong một tuyên bố bảo vệ quyền lợi, người dân Thiệu Dương yêu cầu cho các phương tiện chạy điện được chạy trên đường; các phương tiện chạy điện ngoài thành phố được phép vào khu vực đô thị; thủ tục cấp phép được đơn giản hóa và thêm cửa xác minh giấy phép; các xe điện bị thu giữ từ các nguồn hợp pháp vào tháng 8 phải được trả lại; thời gian xử lý cho các trường hợp giam giữ trái phép không quá 3 ngày…

Cùng ngày, tài khoản của những người dùng WeChat tại thành phố đăng tải thư trả lời của Bí thư Ủy ban Pháp chế thành phố với nội dung: “Tất cả xe điện mang biển cấp quận, huyện đều có thể chạy tạm thời trong đô thị và không bị bắt giữ. Các xe bị tạm giữ sẽ được giải tỏa theo trình tự”.

Thế giới phản đối Bắc Kinh bắt Jimmy Lai; Vụ nổ Beirut đã được cảnh báo từ trước

Điểm tin thế giới sáng 11/8: Thế giới phản đối Bắc Kinh bắt Jimmy Lai; Vụ nổ Beirut đã được cảnh báo từ trước
Ảnh ghép từ Reuters.

Mục Điểm tin thế giới sáng thứ Ba (11/8) của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng trời Đài Loan

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết Bắc Kinh đã triển khai máy bay chiến đấu đi qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan hôm thứ Hai (10/8). Động thái này diễn ra trong khi Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar đang trong chuyến thăm Đài Loan, nhiều thập kỷ sau khi Mỹ-Đài cắt đứt mối quan hệ chính thức, theo SCMP.

Lực lượng không quân Đài Loan cho biết hành động của không quân Trung Quốc diễn ra vào khoảng 9 giờ sáng thứ Hai. Hai máy bay J-10 và J-11 của Trung Quốc được phát hiện bay vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan.

Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ đã theo dõi sát sự việc và chuẩn bị tên lửa phòng không để sẵn sàng “đánh đuổi chúng [máy bay Trung Quốc] một cách mạnh mẽ”.

Mỹ: Nhắc đeo khẩu trang, một cụ già bị đánh

Insider đưa tin, một người đàn ông ở Washington đã bị bắt và bị buộc tội hành hung cấp độ hai, sau khi bị cáo buộc làm gãy xương hàm của một cựu chiến binh 72 tuổi trong cuộc tranh cãi về việc đeo khẩu trang phòng virus Vũ Hán.

Cody Hansen, 35 tuổi, bị bắt tại nhà riêng ở Spokane, Washington hôm thứ Bảy (8/8), gần một tháng sau vụ việc xảy ra vào ngày 18/7 tại khách sạn Red Lion Inn and Suites in Kent. Hansen phải nộp 10 ngàn USD tiền bảo lãnh để được tại ngoại.

Theo Fox, cảnh sát cho biết Hansen đã đánh một người đàn ông 72 tuổi tại hành lang khách sạn. Người đàn ông bị đánh là một cựu chiến binh và bị tàn tật một phần. Sự việc xảy ra sau khi vị cựu chiến binh nhắc bạn gái của Hansen về việc đeo khẩu trang.

Vị cựu chiến binh nói với cảnh sát rằng Hansen sau đó đã đến hành lang, đấm ông nhiều lần khiến ông bất tỉnh và gãy xương hàm. Sự việc được camera an ninh hành lang khách sạn ghi lại.

Related posts