Tin Úc sáng thứ Bảy: Trung Quốc cảnh cáo Úc “không nên nhận tỵ nạn Hồng Kông”

Trung Quốc cảnh cáo Úc “không nên nhận tỵ nạn Hồng Kông”

Protesters holding up six fingers at a protest in Hong Kong signifying their five demands, and not one less.

Ngày 3.7.2020 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chính thức cảnh cáo Úc là chớ nên theo đuôi Anh trong việc nhận người tỵ nạn Hồng Kông. Phát ngôn viên ngoại giao Triệu Lập Kiên tuyên bố chuyện Hồng Kông là chuyện nội bộ của Trung Quốc và cảnh cáo Úc là đừng nên “tiếp bước trên con đường sai trái”.

Trước đó, ngày 2.7.2020 Thủ tướng Scott Morrison cho hay chính phủ Úc có thể sẽ theo bước nước Anh trong việc cấp visa cho cư dân Hong Kong sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh cho đặc khu hành chính này.

Ông Morrison cho biết tình hình diễn biến ở Hong Kong rất đáng lo ngại và chính phủ Úc đã “sẵn sàng để giúp đỡ “.Khi một phóng viên đặt câu hỏi liệu chính phủ Úc có xem xét việc cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho người Hong Kong tương tự như nước Anh hay không, ông trả lời: “Chúng tôi đang chủ động xem xét các đề nghị này từ vài tuần trước và nội các sẽ sớm cân nhắc các yêu cầu này để cung cấp cơ hội tương tự”.

Trong khi đó thì cựu giám đốc tổng quản trị Macquarie Private Bank, ông Guy Hedley, hiện là chủ tịch của Atlas Advisors Australia, khuyến khích chính quyền hãy tái áp dụng chương trình di dân Đầu tư và Sáng kiến Kinh doanh (Business Innovation and Investment Program: BIIP) để đón những chuyên viên và nhà kinh doanh đầy năng lực của Hồng Công vì đây là một “cơ hội khổng lồ”.

Theo ông thì với người Hồng Kông Úc tỏ ra hấp dẫn hơn Anh vì gần hơn, có cộng đồng kiều dân Hồng Kông rộng lớn, cùng một múi giờ và có thời tiết thích hợp hơn. Mỗi năm chương trình BIIP đón nhận khoảng 7000 di dân trong tổng số 16,000 di dân, tuy nhiên chương trình đã bị tạm gác vì dịch Covid-19.

Trung Quốc cảnh cáo Úc vì sự ra đi hàng loạt của các chuyên viên và giới kinh doanh lại ngụ ý sự sụp đổ của Hồng Kông trong vai trò một trung tâm thương mại và tài chính.

Cần nhắc lại là trong cuộc đàm phán với nguyên Thủ tướng Anh Magaret Thatcher năm 1984, lãnh tụ Trung Cộng Đặng Tiểu Bình có lúc đã nổi cáu, đứng lên, chồm người về phía bà Thatcher gằn giọng: “Nếu muốn, chúng tôi có thể đưa quân bước sang Hong Kong ngay tối hôm nay”. Và bà Thatcher lúc đó bà bà điềm tĩnh trả lời: “Nếu ngày có ý làm như thế thì tố bó tay, không làm gì được, nhưng hành động đó sẽ khiến Hồng Kông sụp đổ”.

Melbourne: COVID-19 tăng vọt nghi do quan hệ tình dục phóng túng trong khách sạn cách ly?

A general view of the Rydges on Swanston hotel in Melbourne, which became a COVID cluster.

Hai tuần bùng phát của Victoria đã khiến tổng số bệnh nhân Covid-19 tại Úc đã vượt qua con số 8,000, tính đến ngày 3.7.2020. Đáng lo hơn, dịch bệnh vẫn có dấu hiệu lan rộng khi 2 ngày qua, bang Victoria ghi nhận 60 ca mắc mới ở bên ngoài 10 khu vực đang được chính quyền phong tỏa.

Theo kết quả điều tra sơ khởi thì chính việc các nhân viên an ninh tại các khách sạn lang chạ với những người bị cách ly theo quy định kiểm dịch. là nguyên nhân dẫn đến đợt bùng phát COVID-19 thứ hai ở tiểu bang Victoria,

Cơ quan hữu trách đi đến kết luận này khi tiến hành kiểm tra bộ gene của virus gây bệnh, cho thấy sự giống và khác nhau giữa các chủng virus SARS-CoV-2. Kết quả cho thấy có nhiều người trong khách sạn mắc cùng chủng virus.

Các giới chức y tế tin rằng virus có thể đã lây lan tại các khách sạn, sau đó lây tiếp giữa bạn bè và gia đình của các nhân viên bảo vệ.

Một số nhân viên an ninh thậm chí còn được cho là làm việc theo ca tại nhiều khách sạn khác nhau, cũng như làm thêm ngoài thời gian làm việc tại khách sạn cách ly.

Ngoài việc quan hệ tình dục với người bị cách ly, tình trạng còn lan tràn vì họ cùng sử dụng than máy với người khác, rồi những người bị cách ly đến phòng những người cùng bị cách ly khác trong khách sạn đánh bài để giết thì giờ, nhân viên an ninh mặc đồ bảo vệ suốt một thời gian dài mà không thay…

Ngoài tình trạng quy trình cách ly có nhiều lỗ hổng, nhân viên không được đào tạo đầy đủ, các quy định cách ly không được tuân thủ chặt chẽ và sự chủ quan của người dân chính là những nguyên nhân khiến cho làn sóng Covid-19 thứ hai xuất hiện tại bang Victoria. Bên cạnh số ca Covid-19 mới tiếp tục tăng, chính quyền Victoria cũng rất lo ngại trước tình trạng hơn 10,000 người dân cứng đầu, không chịu chối xét nghiệm khi được yêu cầu.

Trước tình trạng này, chính quyền Victoria chỉ biết tăng cường giám sát mục đích ra ngoài của người dân và mở thêm nhiều cơ sở xét nghiệm. Bên cạnh đó, chính quyền Victoria cũng đang cân nhắc phong tỏa thêm một số khu vực có số ca bệnh tăng nhanh trong những ngày qua, thậm chí còn đề cập đến việc phong tỏa toàn tiểu bang.

Tình trạng này khiến NSW và Nam Úc lấy làm lo ngại. Chính quyền NSW hiện đang kiểm soát chặt chẽ phi trường, nhà ga và khu vực biên giới sau khi xuất hiện 1 trường hợp tại Sydney bị Covid-19 sau giai đoạn cách ly 14 ngày tại Melbourne và trở về Sydney.

Nam Úc hiện vẫn còn đang đóng cửa biên giới bang Victoria nên đã tăng cường kiểm soát vùng biên giới để chặn kịp đường vào.

Trái ngược với tình hình tại Victoria, 7 tiểu bang và lãnh thổ còn lại của Úc đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Hiện chỉ có 2 trường hợp mắc Covid-19 mới tại NSW và Bắc Úc được xác định là có liên quan đến bang Victoria. Trong khi đó, một số vùng lãnh thổ khác như bang Tasmania, Canberra và Queensland được xác định là không có ca bệnh mới trong nhiều ngày qua.

Related posts