Vẫn còn hơn 100,000 nhân viên/thủy thủ trên các du thuyền còn kẹt ngoài biển

By Lee Brown

Việt Luận dịch

Filipino seafarers largest workforce affected by coronavirus pandemic, Manila, Philippines - 07 May 2020
Du thuyền Ruby Princess thả neo ngoài cảng Manila Bay , Philippines

Tính đến thời điểm hôm nay, vẫn còn hơn 100,000 nhân viên/thủy thủ làm việc trên các du thuyền vẫn chưa được lên bờ – hơn 2 tháng sau khi đại dịch coronavirus đã làm sụp đổ nghành kỹ nghệ này – trong số đó có nhiều người thậm chí không nhận được lương, theo một điều tra vừa được công bố hôm Chủ Nhật 17/5.

Sau nhiều trường hợp bị nhiễm trên tàu, các công ty du thuyền đã quyết định đóng cửa toàn diện vào ngày 13 tháng 3. Đa số các du khách đã được lên bờ vào đầu tháng 4, nhưng đã hai tháng sau khi đóng cửa, hơn 100,000 nhân viên/thủy thủ vẫn còn kẹt trên những chiếc tàu trôi dạt trên biển chờ được phép trở về nguyên quán, theo một điều tra của tờ báo Miami Herald.

Trong số này nhiều người được lương bởi vì họ không còn làm việc một cách chính thức và luật lao động của Mỹ không thể áp dụng đối với các công ty và chiếc tàu đăng ký ở nước ngoài.

Đa số các nạn nhân này không biết đến bao giờ các chính phủ mới cho phép họ cập bến để sau đó được trở về nhà.

Trong số này có ít nhất là 578 người trên nhiều chiếc tàu khác nhau đã nhiễm COVID-19 và ít nhất là 7 người chết, theo tờ Herald.

Điều kiện sống hiện nay trên những chiếc tàu này tệ đến độ có ít nhất là hai nhân viên của hai chiếc tàu khác nhau đã nhảy tàu tự tử. Một số khác đã tuyệt thực đình công.

“Nơi đây, tôi đang sống trong một nhà tù,” Gan Sungaralingum, 38 tuổi, một nhân viên kẹt dính trên chiếc tàu Sky Princess của công ty Carnival Corp..

Các công ty du thuyền đổ lỗi cho luật lệ của các chính phủ không cho phép các chiếc tàu cập bến để mọi người được lên bờ và trở về nguyên quán.

“Mục đích của chúng tôi là hồi hương các nhân viên của chúng tôi càng sớm càng tốt, nhưng tình hình trở nên quá khó trong mấy tuần qua bởi vì các hải cảng đóng cửa, quốc gia đóng cửa và sự đi lại xuyên quốc gia vô cùng giới hạn,” phát ngôn viên của hãng Carnival Corp., Roger Frizzell đã nói như thế với tờ Miami Herald.

“Kết quả là có quá nhiều những sự phức tạp và thử thách”.

Công ty Disney Cruise Line cho rằng đối với họ “sức khỏe và sự an toàn” của nhân viên là ưu tiên hàng đầu: “Chúng tôi có một nhóm người làm việc ngày đêm để hồi hương họ,” phát ngôn viên của hãng, Kim Prunty nói với tờ Herald.

“Với những đòi hỏi thay đổi liên tục trên toàn thế giới và nhiều biên giới đóng cửa, hồi hương trở thành một vấn đề quá khó khăn và phức tạp.”

Công ty MSC Cruises, nói rằng 95 phần trăm nhân viên còn kẹt trên biển – sống tại những quốc gia mà biên giới đã đóng cửa.

“Chúng tôi liên lạc thường xuyên với các chính phủ của các quốc gia ở cấp cao nhất để thuyết phục họ hợp tác với chúng tôi để đem công dân của họ về nước,” phát ngôn viên Luca Biondolilo nói với tờ báo.

Các nhân viên càng kẹt ở ngoài biển lâu thì càng gây thêm thiệt hại cho nghành kỹ nghệ này, các nhà chuyên môn cảnh báo.

Related posts