Môi trường nào dễ bị vi khuẩn corona lây nhất?

Trong một phỏng vấn mới đây với news.com.au một độc giả đã hỏi Thủ tướng Morrison vi khuẩn corona lây lan như thế nào.

Những gì mà độc giả Keery Porter muốn biết là: “Tại sao những người làm việc ở Coles, Woolies, Kmart và Bunnings… tiếp xúc với nhiều người – lại không có nhiều người bị nhiễm coronavirus?”

Mặc dầu các công ty trên mướn cả trăm ngàn người trên hàng ngàn cửa hàng trên toàn quốc, vẫn hoạt động liên tục trong suốt thời gian phong tỏa, nhưng chỉ có vài nhân viên tại những nơi đó bị nhiễm coronavirus.

Ông Morrison không thể trả lời được câu hỏi trên, chỉ nói rằng ông chưa thấy một thống kê nào về điều đó.

“Tôi chỉ có thể nói rằng các nhân viên làm việc tại những nơi nói được ban điều hành áp dụng luật giữ khoảng cách và các biện pháp khác để giữ cho nhân viên của họ được an toàn,” ông Morrison nói.

“Đó là những thương vụ đã thích ứng một cách tuyệt vời với môi trường mới và chúng ta sẽ thấy họ thích ứng tốt hơn nữa trong tương lai.”

Nhưng các nghiên cứu mới nhất cho thấy tại sao chỉ có vài nhân viên tại các thương vụ nói trên bị nhiễm coronavirus mặc dầu hoạt động suốt trong thời gian phong tỏa trong môi trường tiếp xúc với nhiều người.

Bác sĩ chuyên khoa của đại học y khoa “University of St Andrews’ School of Medicine” Scotland, bà Muge Cevik, nghiên cứu nhiều trường hợp bị nhiễm vi khuẩn corona tại nhiều môi trường khác nhau và tìm thấy là tỉ lệ truyền nhiễm cao tại những môi trường bao kín (enclosed).

Nguy hiểm lớn nhất hình như liên quan đến số lượng thời gian dài tiếp xúc với nhiều người trong không gian bao kín.

Trong một nghiên cứu, bác sĩ Dr Cevik, nhìn vào trường hợp của 2,147 người tiếp xúc gần gũi với 157 ca nhiễm coronavirus ở Ningbo, phía nam của Shanghai.

Bác sĩ Cevik thấy tỉ lệ bị lây cao xảy ra giữa những thân trong gia đình, bạn bè và những người sống chung với người đã bị nhiễm hay cùng di chuyển chung hay ăn uống chung với nhau.

Một nghiên cứu khác về trường hợp của 1286 những người gần gũi với 391 ca nhiễm tìm thấy là những người sống chung trong nhà và di chuyển chung chiếm một tỉ lệ cao nhất.

Bác sĩ Cevik nói rằng từ những nghiên cứu trên cho thấy là tiếp xúc trong môi trường bao kín và kéo dài là những lý do chánh khiến cho vi khuẩn corona lây từ người này sang người khác.

“Sự nguy hiểm cao nhất xảy ra trong môi trường bao kín như: bên trong nhà, tiếp xúc lâu dài tại chỗ làm việc và di chuyển công cộng,” bà viết.

“Tỉ lệ cao xảy ra trong nhà, giữa người thân, bạn bè trong những buổi tụ họp và di chuyển công cộng cho thấy là môi trường bao kín có lẽ là lý do chánh của sự truyền nhiễm.

“Những trường hợp tiếp xúc bất ngờ và ngắn hạn không phải yếu tố chánh cho vi khuẩn corona lây lan”.

Bác sĩ Cevik nói rằng kết luận của bà dựa trên các dữ liệu có được đến ngày 4 tháng 5, điều đó có thể thay đổi một khi có thêm thông tin.

Bà cũng nói thêm rằng tỉ lệ nguy hiểm cao xảy ra tại những môi trường bao kín như văn phòng làm việc, các nhà hàng, quán cà phê đông khách, các chung cư đông đúc hay những môi trường bên trong chật hẹp.

Bác sĩ chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm của bệnh viện Canberra Hospital, ông Peter Collignon nói rằng trong số các bệnh nhân mà ông theo dõi, các chứng cớ cho thấy là thời gian mà họ tiếp xúc với một người nào đó càng lâu trong môi trường bao kín thì tỉ lệ bị lây càng cao hơn.

Ông cho biết là từ những nghiên cứu này cho thấy là sống chung cùng nhà tỉ lệ bị nhiễm sẽ cao hơn 20% so với chỉ tiếp xúc với một người ngoài trong một giờ đồng hồ.

Điều này cho thấy sự nguy hiểm sẽ gia tăng một khi luật giới hạn số người tụ họp trong gia đình, với bạn bè được nới lỏng trên toàn quốc.

“Đây có thể là vấn đề cho những người gia đình, nơi là họ tiếp xúc với nhau thường xuyên và lâu dài – có thể kéo dài từ 3 đến 4 giờ,” giáo sự Collignon nói.

Từ những nghiên cứu đó giáo sư Collignon khuyến cáo ngay cả trong gia đình các người lớn vẫn phải giữ khoảng cách 1.5m.

“Khi ngồi tại bàn ăn, cố gắng giữ khoảng cách 1.5m,

“Đừng tụ tập đông tại nhà bếp trong lúc người nào đó nấu ăn.”

Prolonged contact with someone who has the coronavirus makes it more likely you will be infected, so those attending dinner parties still need to keep 1.5 metres away.
Tụ họp gia đình hay bạn bè nếu tổ chức được bên ngoài (outdoor) thì tốt hơn nhiều

Giáo sư Collignon đề nghị nếu bạn có mời bạn bè đến nhà nên cố gắng ngồi bên ngoài nếu có thể.

“Ngồi bên ngoài dưới ánh nắng mặt trời hình như giết chết được vi khuẩn tốt hơn.”

Trong lúc đó tại những môi trường như siêu thị được coi như một không gian bị bao bọc, giáo sư Collignon tin rằng lý do mà những siêu thị như Coles ít có nhiều nhân viên bị nhiễm là do những biên pháp nghiêm khắt về vệ sinh như những bức kiếng che, kiểm soát đám đông, rửa tay và những biện pháp khác không để cho khách hàng quá gần với nhân viên…

“Đồng thời khách hàng ở trong cửa tiệm chỉ trong một thời gian ngắn và không gian trong các siêu thị không quá chật hẹp,” ông nói.

Giáo sư Collignon nói thêm rằng tại những nơi như Coles, nếu có xảy ra truyền nhiễm thường là bị lây giữa các nhân viên với nhau hơn là bị lây từ khách hàng.

Một lần nữa cho thấy thời gian gần nhau nhiều là một yếu tố quan trọng.

Những bột phát xảy ra tại Úc và trên thế giới đều có liên quan đến những người gần nhau trong môi trường bao kín trong khoảng thời gian dài.

Prof Collignon đưa ra trường hợp như các công nhân ngoại quốc tại Singapore phải sống chung trong môi trường đông đúc chật hẹp , các bar và nightclub tại Nam Hàn và lò mổ thịt ở Melbourne.

“Điều đó cho thấy là nếu bạn sống chung trong môi trường bao kín, không có đủ sự bảo vệ, tỉ lệ bị nhiễm sẽ cao,” ông nói.

Customers lining up outside Coles Westfield in Chatswood are asked to stay 1.5 metres away from each other. Photo: Willoughby CouncilSource:Supplied

“Tôi tự tin cho rằng bên ngoài (outdoor) an toàn hơn bên trong (indoor) và nếu bạn giữ khoảng cách 1.5 đến 2m, sự nguy hiểm sẽ giảm đi rất nhiều,” ông nói.

Charis Chang

Việt Luận dịch

Related posts