Lăng kính thời dịch: Ý – Thời khắc đen tối nhất, ‘bài hát đỏ’ đầu độc dinh tổng thống

Mai Nguyễn

Ngày 21/3/2020 là ngày kỷ niệm năm đầu tiên ký kết thỏa thuận hợp tác ‘Vành đai và Con đường’ giữa Ý và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do hậu quả của bệnh dịch, Thủ tướng Conte tuyên bố nước này sẽ ngừng các hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại không thiết yếu.

Vào ngày 9/3/2020, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte nói với truyền thông rằng Ý đang bước vào “thời khắc đen tối nhất”. Cùng ngày, số người chết vì virus ĐCSTQ ở Ý là 500 người, chính phủ Conte đã ban hành một nghị định mở rộng ‘vùng cấm màu đỏ’ từ khu vực phía bắc ra toàn quốc.

[NTD Việt Nam gọi virus corona mới gây bệnh COVID-19 là virus ĐCSTQ (virus Đảng Cộng sản Trung Quốc), do sự che đậy và quản lý sai lầm của ĐCSTQ khiến virus này lây lan khắp thế giới và gây ra đại dịch toàn cầu.]

“Thời khắc đen tối nhất” là cụm từ được nói trong Thế chiến II, sau khi nhiều nước châu Âu liên tiếp thất bại trước Đức Quốc xã, Thủ tướng Anh Churchill đã lãnh đạo người Anh một mình chống lại quân đội Đức, vì thế đã viết nên một trang mới thay đổi lịch sử thế giới. 

Mặc dù Ý đã dẫn đầu các quốc gia khác cắt đứt các chuyến bay thương mại với Trung Quốc vào ngày 31/1, nhưng chính phủ Conte đã không phổ biến thông tin thực tế về dịch viêm phổi Vũ Hán cho người dân Ý. Thay vào đó, họ hợp tác với ĐCSTQ để tiếp tục tổ chức các hoạt động văn hóa của ‘năm du lịch Ý-Trung’, làm giảm nhẹ tính lây truyền và thiệt hại của virus ĐCSTQ, trợ giúp ĐCSTQ tạo ra ảo tưởng về ‘quốc thái dân an’ trên phạm vi quốc tế.

Virus ĐCSTQ, kẻ thù vô hình này, đã không ngừng tiếp tục đánh chiếm Ý, vì Thủ tướng Conte thể hiện tinh thần quyết tâm chống dịch giống như Thủ tướng Churchill năm xưa. Nhưng trái lại, ‘Vành đai và Con đường’ được ĐCSTQ tỉ mỉ trải một cách thông suốt, đã dẫn Ý xuống vực sâu.Thủ tướng Conte thể hiện quyết tâm chống dịch như Thủ tướng Churchill năm xưa. Nhưng ‘Vành đai và Con đường’ mà ĐCSTQ tỉ mỉ trải một cách thông suốt, đã dẫn Ý xuống vực sâu. (Ảnh: Getty)Thủ tướng Conte thể hiện quyết tâm chống dịch như Thủ tướng Churchill năm xưa. Nhưng ‘Vành đai và Con đường’ mà ĐCSTQ tỉ mỉ trải một cách thông suốt, đã dẫn Ý xuống vực sâu. (Ảnh: Getty)

Trong những ngày tang tóc ở Vũ Hán

Vào giữa tháng 2, một số lượng lớn video các xác chết được chở từ bệnh viện, khu dân cư và thậm chí đường phố Vũ Hán đến nhà hỏa táng đã được lan truyền trên Internet. Trong khi Vũ Hán đang chịu cảnh tang tóc, thì tại Cung điện Quirinal, dinh tổng thống của Ý, lại vang lên những ‘ca khúc đỏ’ hào hùng của ĐCSTQ. Một buổi hòa nhạc “Giúp Trung Quốc chiến đấu chống lại dịch bệnh” do Tổng thống Ý Sergio Mattarella tổ chức đang được tổ chức tại đây, hơn nữa còn được truyền hình trực tiếp tới cả nước thông qua Đài truyền hình quốc gia Ý.

Một bài báo trên Xinhuanet của ĐCSTQ tiết lộ rằng buổi hòa nhạc đặc biệt này do Tổng thống Ý Matarera tổ chức tại Dinh Tổng thống vào ngày 13/2 là một chương trình được thêm vào các hoạt động theo kế hoạch của ‘năm du lịch 2020 giữa Trung Quốc và Ý’. Mục đích là để hỗ trợ quyết tâm chống lại dịch bệnh của Trung Quốc.

Trước buổi biểu diễn, Tổng thống Matarera đã phát biểu với truyền thông rằng “dịch bệnh là kẻ thù chung của chúng tôi”. Ông cũng nói rằng Ý hoàn toàn tự tin và ủng hộ những nỗ lực của Trung Quốc trong việc kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo an ninh y tế công cộng quốc tế. Năm nay cũng là năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ý và Trung Quốc. Buổi hòa nhạc này thể hiện tình hữu nghị giữa người dân Ý và người dân Trung Quốc.Tổng thống Matarera đã phát biểu với truyền thông rằng "dịch bệnh là kẻ thù chung của chúng tôi".Tổng thống Matarera đã phát biểu với truyền thông rằng “dịch bệnh tại Trung Quốc là kẻ thù chung của chúng tôi”. (Ảnh: Wikipedia)

Hơn 200 người bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao Ý Luigi Di Maio, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Dario Franceschini, Đại sứ Trung Quốc tại Ý, các sinh viên và người Hoa sống ở Ý đã tham dự buổi hòa nhạc.

Trang web của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ cho biết, ngoài việc diễn tấu các ca khúc nổi tiếng phương Tây, giàn dương cầm của người Hoa sống ở Ý còn chơi các ca khúc chủ đề đấu tranh cách mạng của ĐCSTQ như ca khúc “Sóng nước Honghu” trong bộ phim Hồng vệ binh trên hồ Honghu”. Bộ phim này được quay vào đầu những năm 1960 về cuộc cách mạng bạo lực của ĐCSTQ với bối cảnh ở Hồ Bắc vào những năm 1930. Trong nạn đói kéo dài ba năm sau “Kế hoạch Đại nhảy vọt” của ĐCSTQ, “Sóng nước Honghu” giáo huấn người dân vốn đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết trong nạn đói rằng: “Mọi người đều nói rằng thiên đường rất đẹp, làm sao có thể sánh bằng quê hương Hồng Hồ của tôi… Công ơn của ĐCSTQ còn sâu sắc hơn Biển Đông…”.

Bài báo nói rằng, một danh ca hàng đầu cũng đã biểu diễn một bài hát đấu tranh cách mạng khác có tên “Phiên thân đích nhật tử”. Đây là bài hát đệm trong bộ phim tài liệu “Cải cách ruộng đất vĩ đại” năm 1953 của ĐCSTQ. Hơn 2 triệu địa chủ đã bị giết chết và đất đai của họ bị cướp bóc trong phong trào cải cách ruộng đất đẫm máu này.Ngoài việc diễn tấu các ca khúc nổi tiếng phương Tây, giàn dương cầm của người Hoa sống ở Ý còn chơi các ca khúc chủ đề đấu tranh cách mạng của ĐCSTQ. Ảnh: Buổi hòa nhạc tại sảnh đường Vatican vào năm 2008. (Nguồn: Getty)Ngoài việc diễn tấu các ca khúc nổi tiếng phương Tây, giàn dương cầm của người Hoa sống ở Ý còn chơi các ca khúc chủ đề đấu tranh cách mạng của ĐCSTQ. Ảnh: Buổi hòa nhạc tại sảnh đường Vatican vào năm 2008. (Nguồn: Getty)

Ba cơ quan ngôn luận chính của truyền thông ĐCSTQ là Xinhuanet, Chinanews, và Nhân dân Nhật báo điện tử, và nhiều phương tiện truyền thông khác của Trung Quốc đều đã lên giọng đưa tin về buổi hòa nhạc. Một video của Tân Hoa Xã đã phỏng vấn nam sinh người Ý Jacob Jemor, người đã giành giải thưởng trong cuộc thi “Hán ngữ kiều” do Viện Khổng Tử tổ chức. Nam sinh này nói: “Buổi hòa nhạc cho thấy Ý đang sát cánh cùng Trung Quốc, tổng thống của chúng tôi đã thực hiện một thỏa thuận như vậy, có thể làm cho mối quan hệ giữa Ý và Trung Quốc tốt hơn”.

“Vành đai và Con đường” đã mở rộng cánh cửa cho virus ĐCSTQ

Vào ngày 21/3/2020, Thủ tướng Conte đã nâng cấp lệnh cấm một lần nữa. Ông tuyên bố rằng, ngoại trừ những hoạt động phải được thực hiện, tất cả các hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại ở Ý phải dừng lại trên toàn quốc, kinh tế của Ý rơi vào đình trệ. Vào ngày này, số người Ý tử vong do virus ĐCSTQ lên tới 793.

Lùi lại thời gian về cùng ngày một năm trước, tức là ngày 21/3/2019, đó là một ngày “ăn mừng” của các chính trị gia Ý. Chính phủ Ý đã tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với nghi thức hoàng gia. Vào ngày thứ hai trong chuyến thăm của ông Tập, chính phủ Ý phớt lờ sự phản đối của Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên Nhóm G7, khi Ý đã cùng ĐCSTQ ký thỏa thuận hợp tác ‘Vành đai và Con đường’ dưới sự chú ý của toàn cầu. Bài báo của BBC Trung Quốc cho biết hai nước đã ký tổng cộng 29 thỏa thuận với tổng giá trị 2,5 tỷ Euro (2,8 tỷ đô la Mỹ).Vào ngày 23/3/2019, chính phủ Ý đã tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với nghi thức hoàng gia, đi đến ký thỏa thuận hợp tác ‘Vành đai và Con đường’. (Ảnh: Getty)Vào ngày 23/3/2019, chính phủ Ý đã tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với nghi thức hoàng gia, đi đến ký thỏa thuận hợp tác ‘Vành đai và Con đường’. (Ảnh: Getty)

Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Pompeo gọi thỏa thuận giữa Ý và ĐCSTQ là “ngoại giao bẫy nợ”. Ông Pompeo cảnh báo chính phủ Ý: “Những lợi ích bạn nhận được chỉ là tạm thời. Bạn nghĩ rằng bạn có được hàng hóa giá rẻ, xây dựng những con đường và cây cầu giá rẻ. Nhưng đến cuối cùng, bạn sẽ thấy rằng các chi phí chính trị đi kèm vượt quá lợi ích kinh tế mang lại cho bạn”.Ông Pompeo đã đến Ý vào ngày 2/10/2019 và cảnh báo với Bộ trưởng Ngoại giao Ý lúc đó là Dimao rằng chiêu bài thương mại của ĐCSTQ là ngụy trang của những mưu đồ chính trị. (Ảnh: Getty)Ông Pompeo đã đến Ý vào ngày 2/10/2019 và cảnh báo với Bộ trưởng Ngoại giao Ý lúc đó là Dimao rằng chiêu bài thương mại của ĐCSTQ là ngụy trang của những mưu đồ chính trị. (Ảnh: Getty)

Theo truyền thông Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Ý tuyên bố trong chuyến thăm của họ rằng họ sẽ cùng nhau tổ chức ‘Năm Văn hóa và Du lịch Trung Quốc – Ý’ nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Ý vào năm 2020. Hơn 100 hoạt động trong ‘năm du lịch’ bắt đầu từ ngày 21/1/2020 và sẽ kéo dài cả năm, bao gồm nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thị giác, di sản văn hóa, du lịch, thiết kế sáng tạo và các lĩnh vực khác.

Ý đã cạnh tranh với các nước châu Âu khác về thị trường du lịch cho du khách Trung Quốc, và thậm chí bắt đầu cho phép cảnh sát Trung Quốc tuần tra ở Ý vào năm 2016 với lý do giúp đỡ khách du lịch Trung Quốc.

Alessandra Bocchi sinh ra ở Milan là một nữ nhà báo trẻ người Ý quan tâm đến các vấn đề Trung Quốc. Cô cho biết cô đã rất chú ý đến sự xuất hiện kỳ lạ của cảnh sát Trung Quốc tại Rome. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí “Bitter Winter” vào năm ngoái, Bocchi nói rằng cô cho rằng các hoạt động gián điệp và kiểm soát công nghệ cao có hệ thống của ĐCSTQ đã lan rộng ra bên ngoài Trung Quốc. Thật đáng sợ khi thấy cảnh sát Trung Quốc và các nhân viên thực thi pháp luật Ý đi cạnh nhau.

Theo tờ Xinhuanet của ĐCSTQ, buổi hòa nhạc của lễ khai mạc ‘Năm văn hóa và du lịch Trung Quốc-Ý’ được tổ chức tại Công viên Rome vào ngày 21/1/2020. Tổng cộng có 2.500 người từ Trung Quốc và Ý tham gia buổi hòa nhạc ngày hôm đó. Ngoài ra, một diễn đàn hợp tác kinh tế quy mô lớn có 400 người tham dự đã được tổ chức cùng ngày. Người điều hành diễn đàn là Francesco Rutelli, cựu Phó Thủ tướng Ý và là điều phối viên của Cơ chế Hợp tác Văn hóa Trung-Ý.Alessandra Bocchi là một nữ nhà báo trẻ người Ý quan tâm đến các vấn đề Trung Quốc. Cô cho biết cô cảm thấy sợ hãi khi chứng kiến cảnh sát Trung Quốc và các nhân viên thực thi pháp luật Ý đi cạnh nhau. (Ảnh: Getty)Alessandra Bocchi, nữ nhà báo trẻ người Ý quan tâm đến các vấn đề Trung Quốc. Cô cho biết cô cảm thấy sợ hãi khi chứng kiến cảnh sát Trung Quốc và các nhân viên thực thi pháp luật Ý đi cạnh nhau. (Ảnh: Getty)

Theo số liệu trong một bài báo được đăng tải bởi The Poor Travel năm 2018, khách du lịch Trung Quốc đến Ý đạt 5,4 triệu vào năm 2016. Nếu tính theo con số này, sau khi ông Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan), một chuyên gia cao cấp của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Trung Quốc, chính thức công nhận việc lây truyền từ người sang người của virus Corona Vũ Hán vào ngày 20/1, thì đến ngày 31/1, khi Ý tuyên bố đình chỉ các chuyến bay Trung Quốc, đã có ít nhất 150.000 người Trung Quốc nhập cảnh vào Ý trong 10 ngày ngắn ngủi đó. Riêng China Southern Airlines mỗi tuần có ba chuyến bay từ Vũ Hán đến Rome.

Trong một bài báo tựa đề “Italy, trung tâm mới của đại dịch, bài học cho thế giới” (Italy, Pandemic’s New Epicenter, Has Lessons for the World) trên tờ New York Times đăng ngày 21/3/2020, có nhắc đến lễ khai mạc ‘Năm du lịch văn hóa Trung Quốc-Ý’.

Bài báo nói rằng vào ngày 21/1/2020, trong khi khi các quan chức cấp cao của Trung Quốc tuyên bố rằng những kẻ che giấu virus này sẽ bị đóng đinh trên cột với sự xấu hổ muôn đời, thì bộ trưởng văn hóa và du lịch của Ý đã cho phép một phái đoàn từ Trung Quốc tổ chức lễ khai mạc ‘Năm Du lịch Văn hóa Ý-Trung Quốc’ năm 2020 tại Rome. 

Bài báo của New York Times đề cập đến một người có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, ông Michele Geraci, cựu Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Ý. Vào ngày diễn ra buổi hòa nhạc, ông nhìn quanh và lo lắng hỏi các chính trị gia khác: “Chúng ta có chắc chắn làm điều này không? Chúng ta có nên ở đây hôm nay không?”

Bài báo của New York Times cũng nói: “Nếu các chính trị gia người Ý có tầm nhìn xa, họ chắc chắn sẽ nói không”.

Thứ trưởng Bộ Y tế Ý Sandra Zampa nói với tờ New York Times rằng các chính trị gia quan tâm đến nền kinh tế của đất nước, và họ thậm chí không muốn đối mặt với sự bất tài của mình khi dịch bệnh xảy ra.

Bà nhấn mạnh, có một điều quan trọng hơn là, Ý không coi những gì xảy ra ở Trung Quốc là một lời cảnh báo, mà là “một bộ phim khoa học viễn tưởng không liên quan gì đến chúng tôi”.

Vào ngày 30/1, Ý tuyên bố rằng bệnh nhân nhiễm virus ĐCSTQ đầu tiên là hai khách du lịch đến từ Vũ Hán. Cặp đôi này đã đến Ý từ ngày 22/1 và ở lại bệnh viện Rome vào ngày 29/1. Họ đã sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đến nhiều điểm tham quan ở Milan, Cassino và Rome.

Như vậy, khúc dạo đầu cho thảm họa do virus ĐCSTQ gây ra ở Vũ Hán đã mở màn ở Ý.

Một vành đai, Một con đường, Một virus

Ngày 22/3/2020, Thời báo Epoch Times tiếng Anh đăng bài viết có tựa đề “Một vành đai, một con đường… một virus” (One Belt One Road. . . One Virus). Trong đó chỉ ra rằng, trước đây, chính phủ Ý đã ký Thỏa thuận hợp tác ‘Vành đai và Con đường’ với ĐCSTQ, nhưng bây giờ chính xác hơn là nên đổi thành “Một vành đai, Một con đường… Một virus”.

Ngày mà Tổng thống Matarera tổ chức buổi hòa nhạc cho ĐCSTQ, chỉ bảy ngày sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) ở Vũ Hán. Lý Văn Lượng, một bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, và bảy đồng nghiệp khác đã tiết lộ thông tin về sự bùng phát của ‘một căn bệnh viêm phổi do virus không xác định’ trên nhóm WeChat Moments vào cuối tháng 12/2019. Họ đã bị cảnh sát của ĐCSTQ cảnh cáo là “tung tin đồn nhảm”. Cái chết của bác sĩ Lý đã được báo chí toàn cầu đưa tin rộng rãi, và chính phủ của nhiều quốc gia bắt đầu xem xét kỹ sự che đậy và giả tạo của ĐCSTQ về thông tin hướng dẫn kiểm soát dịch bệnh.

Sau khi hai vợ chồng người Vũ Hán được phát hiện nhiễm virus vào cuối tháng 1, các trường hợp lẻ tẻ đã xảy ra ở nhiều nơi tại Ý. Số người nhiễm bệnh ở nước này bắt đầu tăng nhanh vào cuối tháng 2, đến cuối tháng 2 đã vượt quá 1.000 trường hợp. Hơn một nửa số ca nhiễm bệnh xảy ra ở một số khu vực ở miền bắc Italy.Ngày 30/1, ca nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán đầu tiên được phát hiện ở Ý là hai vợ chồng khách du lịch từ Vũ Hán. Vẫn còn một lượng lớn khách du lịch Trung Quốc trên đường phố Milan vào ngày 01/02. (Ảnh: Getty)Ngày 30/1, ca nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán đầu tiên được phát hiện ở Ý là hai vợ chồng khách du lịch từ Vũ Hán. (Ảnh: Getty)

Sau tháng Hai, virus ĐCSTQ giống như một con ngựa hoang chạy rông ở Ý và các số liệu tử vong đã cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ vào tháng 3. Ngày 9/4, báo cáo chính thức đã xác nhận trường hợp nhiễm và số người chết ở nước này là 143.626 và 18.279, và tỷ lệ tử vong là 12,7%. Ý đã trở thành quốc gia có tỷ lệ tử vong do virus ĐCSTQ cao nhất theo dữ liệu chính thức do thế giới công bố.

Chính phủ Ý đã ban hành một nghị định lần đầu tiên vào ngày 1/3 để chia toàn bộ nước Ý thành ba khu vực, 10 đô thị bị nhiễm dịch nghiêm trọng nhất ở vùng tây bắc Bologna và một thành phố vùng đông bắc Veneto được liệt kê là khu vực màu đỏ. Hơn 50.000 cư dân của các thành phố này bị cách ly.

Người Ý đã phải trải qua sự hoảng loạn mới mỗi ngày kể từ tháng 3, số ca nhiễm dịch và tử vong đã tăng lên tương ứng. Các hạn chế do chính phủ Conte áp dụng cũng tăng lên, bao gồm việc đóng cửa và đình chỉ tất cả các trường học, hoạt động thể thao, giải trí, các nghi lễ tôn giáo khác nhau bao gồm đám tang và du lịch liên vùng. Cuối cùng, vào ngày 9/3, khi số ca nhiễm dịch và tử vong lần lượt là gần 10.000 và 500, Thủ tướng Conte tuyên bố rằng ông sẽ phong tỏa đất nước. Trong bài phát biểu trên truyền hình tối hôm đó, ông đã yêu cầu 60 triệu người Ý “ở nhà”.

Bởi vì lệnh cấm bao gồm đình chỉ các chuyến thăm gia đình tới các tù nhân, nên đã gây ra bạo loạn ở một số nhà tù Ý khiến 14 tù nhân tại ba nhà tù tử vong (trong đó có nhà tù ở Modena). Nhà tù Foggia ở khu vực phía nam, 76 tù nhân đã trốn thoát, nhà tù Dolog phía bắc ở Bologna thậm chí còn bị các tù nhân kiểm soát, buộc lính canh phải rời khỏi nhà tù.

Lombardy là khu vực có nhiều người nhiễm bệnh và tử vong nhất ở Ý

Lombardy thuộc tỉnh Bergamo là khu vực có hoạt động kinh tế phát triển nhất ở Ý, thủ phủ của nó là Milan. Ngoài việc giao thương thường xuyên với ĐCSTQ, đây cũng là khu vực được nhiều du khách Trung Quốc ghé thăm nhất. Trong đại dịch virus ĐCSTQ, Lombardy đã trở thành khu vực có số ca nhiễm và tử vong lớn nhất ở Ý. Gần 40% bệnh nhân mắc bệnh và hơn 55% ca tử vong đến từ đây. Tính đến ngày 9/4, số người được chẩn đoán nhiễm virus và tử vong ở Ý lần lượt đạt 143.626 và 18.279, trong khi con số này ở Lombardy là 54.802 và 1022.Tại Rome vào ngày 10/3/2020, Quảng trường Navona hoàn toàn vắng lặng do các biện pháp chống dịch bệnh trên toàn quốc.Tại Rome vào ngày 10/3/2020, Quảng trường Navona hoàn toàn vắng lặng do các biện pháp chống dịch bệnh trên toàn quốc. (Ảnh: Getty)

Số người chết trung bình mỗi ngày ở Lombardy vào tháng 3 là 231. Con số chính thức này chỉ bao gồm những người nhiễm bệnh chết trong bệnh viện. Trên thực tế, nhiều người nhiễm bệnh đã chết tại nhà vì họ không được tiếp cận với các bác sĩ gia đình và các chương trình điều trị hiệu quả.

Tờ báo địa phương L ‘Eco di Bergamo ở Lombardy đã sử dụng dữ liệu từ Hội đồng thành phố để phân tích, cho thấy số người chết trong khu vực này vào tháng 3 là 5.400, cao gấp hơn hai lần con số 2.060 của chính phủ công bố; hơn một nửa số thi thể tại các nhà tang lễ địa phương vào tháng 3 đã được gửi từ các khu dân cư.

Quân đội Ý đã được gửi đến tỉnh Bergamo vào ngày 20/3 để giúp vận chuyển các thi thể và quan tài. Bergamo là tỉnh lớn thứ tư trong khu vực Bologna, nằm ở phía bắc Milan, với dân số hơn 1 triệu người, là một cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng ở Ý.

Độ dài số trang bản tin cáo phó trên các tờ báo địa phương đã cho thấy một sự thật kinh hoàng ở Bergamo: ngày càng có nhiều người dân Ý rời đi. Một bài báo được đăng trên Reuters vào ngày 25/3 đã so sánh độ dài của cáo phó được công bố bởi L ‘Eco di Bergamo vào ngày 29/2 và ngày 21/3 khi thông tin rằng vào cuối tháng Hai cáo phó chỉ dài nửa trang, nhưng sau 3 tuần đã tăng lên 12 trang. 

Bài báo của Reuters tiết lộ rằng số người chết đã vượt quá khả năng hỏa táng của nhà tang lễ địa phương, nhiều thi thể đã được chuyển đến nhà tang lễ ở các khu vực khác để xử lý. Hai video trong bài báo đã ghi lại cảnh một nhà nguyện địa phương chứa đầy quan tài, binh lính trong trang phục bảo hộ lái một chiếc xe quân sự để vận chuyển những quan tài này.Nhà thờ San Giuseppe ở Seriate chứa quan tài của những người tử vong do virus ĐCSTQ. Vị linh mục đứng cạnh một trong những chiếc quan tài và cầu nguyện. (Ảnh: Getty)Nhà thờ San Giuseppe ở Seriate chứa quan tài của những người tử vong do virus ĐCSTQ. Vị linh mục đứng cạnh một trong những chiếc quan tài và cầu nguyện. (Ảnh: Getty)

Theo lệnh cấm của chính phủ đối với các cuộc tụ họp đông người, đám tang theo nghi lễ tôn giáo được liệt vào bất hợp pháp. Vì vậy nhiều đám tang chỉ có thể được tổ chức trong sân nhà thờ bởi các linh mục và một vài thành viên gia đình. Hơn nữa, vì lo ngại rằng các xác chết sẽ lây lan virus,  nên một số thành viên trong gia đình của người quá cố phải bị cách ly, hoặc lần lượt qua đời, nên ‘đám tang cô đơn’ không phải là hiếm ở Ý.

New York Daily News đưa tin vào ngày 2/4 về thảm kịch của một gia đình bốn người ở Ý. Khi thợ rèn Alfredo Bertucci 86 tuổi qua đời, người vợ 77 tuổi của ông đang ở trong bệnh viện gần một tuần. Hai con trai 54 và 46 tuổi của họ cũng lần lượt qua đời sau đó, và bà Bertucci cuối cùng đã qua đời 4 ngày sau khi chồng bà ra đi. Có lẽ trước khi chết, bà không biết tin về cái chết của chồng và các con trai.

Thật vậy, như Tổng thống Ý Matarera đã nói tại buổi hòa nhạc tổ chức ở Dinh tổng thống ngày 13/2: “Bệnh dịch là kẻ thù chung của chúng ta”. Và virus ĐCSTQ đã trở thành kẻ thù chung trên toàn thế giới.

Đến nay, kẻ thù này đã giết chết hơn 20.000 thân nhân của các gia đình Ý.

Mai Nguyễn

Related posts