Sao khách du lịch Trung Cộng lại thô lỗ đến thế

Hội nghị thượng đỉnh khối ASEAN vừa kết thúc tại Bangkok, Thái Lan. Điều người ta kỳ vọng từ tổ chức này là làm cho xong bộ ứng xử tại Biển Đông: đã không đạt được tại thủ đô Thái Lan. Ngay đến điều thượng đỉnh lần thứ 35 của ASEAN mong muốn là tiến tới một vùng Hợp tác Kinh tế Toàn diện (tên chữ Anh là Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt thành RCEP) bao gồm 16 nước: cũng vẫn chỉ là… tiến tới. 16 nước này kéo dài từ Ấn Độ đến New Zealand, từ Trung Cộng đến Úc, và dĩ nhiên có mặt đủ 10 nước thành viên ASEAN. Nhưng Ấn Độ chưa muốn vì sợ hàng giả từ Trung Cộng ồ ạt đổ vào nước mình. Cuối cùng, Thái Lan trao chiếc búa chủ toạ cho Việt Nam. Lãnh cái búa, Việt Nam gáy như thể mình từ một kẻ thù của ASEAN nay được suy tôn làm thủ lĩnh. Ai gáy thế, chắc là quên ghế chủ tịch ASEAN thay đổi theo thể thức luân phiên. Sang năm, thượng đỉnh tới phiên Việt Nam tổ chức và Việt Nam phải lèo lái để làm cho xong bộ ứng xử ở Biển Đông như thế giới kỳ vọng và thành lập khối RCEP mà chính ASEAN mong muốn.

Trong lúc chờ đợi hai điều ấy thành sự thật, ASEAN nói riêng và thế giới nói chung phải nhức đầu đón tiếp triệu triệu khách du lịch từ Trung Cộng túa ra. Nước nào mà chẳng hoan hỷ đón khách du lịch vì có đông du lịch mình vừa được biết đến vừa thu nhiều tiền. Nhưng tại Bangkok, các nước Đông Nam Á nói riêng và Đông Á nói chung tỏ ý lo ngại khi phải đón quá đông người từ Trung Cộng đến. Ở Bangkok, người ta kẻ biểu ngữ đón du lịch ‘Welcome! But diversity’. Ý nói rất vui đón khách du lịch, nhưng một nhóm người nào đó – xin đừng đến quá đông.

Theo tổ chức Du lịch Thế giới (the World Tourism Organization, viết tắt thành UNWTO), ngày nay Trung Cộng là nước có đông người du lịch ra nước ngoài nhất. Trong năm 2017, đã có 145 triệu người Trung Cộng du lịch ra nước ngoài. Con số này mỗi lúc một tăng. Theo đó, đến năm 2030 sẽ có 400 triệu người Trung Cộng ra nước ngoài du lịch. Trong số này, các nước ASEAN (hay RCEP nếu thành hình) phải lãnh đủ.

Người du lịch từ nước nào cũng để lại tiếng xấu. Người Anh mang tiếng phá làng phá xóm khi xỉn. Người Ý gặp gì cũng càm ràm. Người Argentina đi đâu cũng tự nhiên như ở nhà mình. Người Chinanos (Mỹ gốc Mễ) hay quên cho tiền boa. Người Nhật Bản đụng đâu chụp hình đó. Người Úc bẽn lẻn như trẻ con. Người Do Thái không coi ai ra gì. Và cuối cùng, khi khách du lịch từ Trung Cộng đến, họ có đủ thứ kể trên và cộng thêm nhiều tiếng xấu khác.

Từng bạn đọc Việt Luận chắc có trong bụng vài ba thí dụ về tiếng xấu do khách du lịch Trung Cộng để lại. Bạn đọc có thể đọc thêm nhiều chuyện cười ra nước mắt tại các trang báo như The Economist, The South China Morning Post hay Huffington Post. Riêng tờ Minh Báo xuất bản tại Hongkong đã sưu tầm 42 chuyện xấu do khách du lịch Trung Cộng làm ở nước ngoài.

Xin chỉ kể lại chuyện ở Thái Lan. Năm 2016, chừng 20 người từ Trung Cộng và Hongkong đã thuê tàu chạy vào vùng biển cấm đánh cá. Họ bắt khá nhiều tôm cá, rồi xào nấu ngay trên tàu. Những người này còn khoe hình lên mạng xã hội. Thiệt xấu hổ! Cũng năm đó, ở Chiang Mai, đám du lịch Trung Cộng vào tiệm hải sản ‘all you can eat’. Họ tranh giành thức ăn. Có người dùng cả cái dĩa bự tổ chảng để lùa thức ăn cho mình. Ở Thái Lan bây giờ có biển ghi bằng chữ thánh hiền ‘ăn bao nhiêu, lấy bao nhiêu!’ Thiệt xấu hổ! Xấu hơn nữa là bảng ở nhà vệ sinh công cộng tại đảo Phi Phi, Thái Lan cũng ghi bằng chữ Tàu ‘Đừng rửa chưn trong lavabo’. Ở các nơi trên thế giới, cái bồn (lavabo) trong nhà vệ sinh công cộng dùng để rửa tay hay rửa mặt chứ không rửa thứ khác. Xin con cháu thánh hiền nhớ cho.

Không phải chỉ có ‘bạch quỷ’ hay ‘man di’ mới ghét khách du lịch đến từ Trung Cộng, ngay đến con cháu thánh hiền đang sống rải rác khắp thế giới cũng ngán đồng hương của mình. Đặc biệt người Hoa ở Hongkong, Đài Loan và Singapore thấy xấu hổ lây khi người Trung Cộng để lại tiếng xấu ở nước người.

Từ Singapore một cô xẩm tìm hiểu tại sao đồng hương Trung Cộng của mình lại thô lỗ đến thế. Cô Jeradine P. kể ra năm nguyên do trên trang blog http: // www. jeraldinephneah. com /

 Nhìn vào năm nguyên do này, chúng ta có thể giật mình vì nếu không khéo có thể chính mình làm chuyện như khách du lịch Trung Cộng mà không biết. Theo cô, người sống dưới chế độ Cộng Sản phải qua nhiều thời kỳ thiếu thốn nên họ quen thói thủ thân. Có thủ thân thì mới sống còn. Vì thế, xếp hàng là chuyện xa xỉ vì không tranh giành thì hết hàng thì sao! Sống quá thiếu thốn mà lại xã hội không có luật. Đúng hơn xã hội đầy dẫy luật lệ mà chả ai giữ. Thế là ai ai cũng chờ ‘cạch’ một cái là thuổm, là chuồn.

Khách du lịch Trung Cộng thô lỗ là vì thế.

Việt Luận

Related posts