Trung Cộng, Việt Nam và “1984” của Orwell

“1984” là tên quyển tiểu thuyết của nhà văn Anh quốc George Orwell. Tác giả viết truyện này năm 1948 với ý nghĩa viết về một thế giới dưới chế độ độc tài toàn trị như Liên Xô của Stalin hay Trung Quốc thời Mao Trạch Đông. Tác phẩm này đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ và tái bản rất nhiều lần, đến nay vẫn còn nguyên giá trịvà trở thành một thông điệp nói lên một vấn đề căn bản của thế giới hiện đại thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.

Năm 2015, “1984” là 1 trong 10 cuốn sách bán chạy nhất tại Nga, tại Thái Lan cuốn sách trở nên phổ biến trong giới chống đối chế độ quân phiệt đến nỗi nhiều hãng hàng không đã khuyến cáo khách hàng bay đến Thái Lan rằng cầm theo cuốn “1984” này vào đất Thái có thể gặp khó khăn với các giới chức nhập cảnh và an ninh!

Người đọc ở thời đại hôm nay vẫn ngỡ ngàng trước những chuyện Orwell đưa ra trong “1984” nhưsuy tư của ông về việc lạm dụng quyền lực chính trị, về chủ trương kiểm soát chặt chẽ -nhất là tư tưởng người dân- của các chế độ toàn trị, dưới biệt danh “Anh Cả” (Big Brother) và điều chính trong quan điểm của ông là quyền tự do tư tưởng – chống lại cả sự kiểm soát của nhà nuớc cũng như những kẻ cực đoan dù là cực đoan tôn giáo hay ý thức hệ.

Kể từ năm 1984, đã có ít nhất 13 bản dịch cuốn này sang tiếng Hoa. Cả 1984 và một cuốn khác của Orwell, Animal Farm cũng được dịch sang tiếng Tây Tạng. Giải thích ý nghĩa của Orwell đối với Trung Hoa, một trong những dịch giả cuốn này, Ðặng Lệ San viết:

“Thế kỷ thứ hai mươi chẳng bao lâu sẽ kết thúc, nhưng khủng bố chính trị vẫn còn đó và đó là lý do 1984 vẫn còn có giá trị vào lúc này.”

*

Trong vòng vài năm qua, nhà cầm quyền Trung Cộng đang đẩy mạnh nỗ lực “số hóa” (digitalised) toàn bộ xã hội qua hệ thống gọi là “đánh giá điểm tín nhiệm xã hội” để cho điểm mội người dân và tùy theo đó có biện pháp “khen thưởng” hay “trừng phạt”. Theo kế hoạch dự trù thì đến năm tới, 2020, biện pháp này sẽ được áp dụng trên toàn cõi Hoa lục! Đến lúc đó coi như toàn bộ mọi sinh hoạt trong cuộc đời của người dân Hoa lục sẽ được tính theo điểm số!

Trong 5 năm qua, tại Trung Cộngđã mọc lên 22 ngàn đường tàu cao tốc, xuất hiện một xã hội không dùng tiền mặt lớn nhất thế giới, một mạng lưới “thiên la địa võng” của 200 triệu ống kính giám sát chằng chịt.

Câu chuyện sau đây là một thí dụ điển hình: mùa hè vừa rồi, một gia đình ở quận Thương Nam (Cangnan), thị trấn Ôn Châu (Wenzhou), tỉnh Chiết Giang đã vô cùng mừng vui khi có cậu con trai vừa trúng tuyển kỳ thi vào một trường đại học danh giá ở thủ đô Bắc Kinh. Thế nhưng chưa đầy hai tuần sau khi có kết quả thi, cậu trai và gia đình nhận được hung tin, dập tắt niềm hân hoan của họ. Đó là một cú điện thoại từ trường Đại học thông báo vì người cha nằm trong danh sách thuộc thành phần “không có điểm tín nhiệm xã hội” nên trường không thể nhận cậu con vào học. Lý do: Trước đây 2 năm, vì chậm trễ khi trả món nợ 200,000 nhân dân tệ (khoảng 42,000 Úc kim) vay của ngân hàng, người chabị tòa án ghi vào sổ đen, bị hạn chế mức chi. Và vìthân nhân cũng bị liên đới, nêncon trai ông thấy con đường tớitương lai rạng rỡ bỗng phút chốc bị chắn ngang. Cuối cùng, người cha đã phải tìm đủ mọi cách để trả hết số nợ một lần để được lấy tên ra khỏi “sổ đen”, không ảnh hưởng đến tương lai con mình!

-Hệ thống chấm “điểm tín nhiệm”của công dân

Năm 2014, nhà cầm quyền Trung Cộng công bố việc lập một “chương trình mẫu” với mục đích đến năm 2020 “tạo ra một xã hội hòa nhập”trước tình trạng khái niệm tôn trọng luật lệ không tiến triển cùng một nhịp độ với kinh tế tại Hoa lục. Có rất nhiều vụ trốn thuế, bóc lột lao động bất hợp pháp, bán thực phẩm đã quá hạn sử dụng, bằng giả v.v…

Với hệ thống tín nhiệm xã hội, một cá nhân, doanh nghiệp thậm chí một cơ quan, có thể được chấm điểm theo“tiền sử” ngân hàng, cách xử sự trong đời sống và trên mạng xã hội. Đối với người dân Trung Cộng thì việc bị “vào sổ”không có gì xa lạ. Từ thời Mao Trạch Đông, nhà nước đã lập những “hồ sơ cá nhân” cho mỗi người, với những đánh giá về chuyên môn, địa chỉ cư trú (và cả quan hệ gia đình, các hành động hay quan điểm bị cho là sai lạc). Đây là công cụ quan trọng, dựa vào đó để thăng hay giáng chức, thuyên chuyển, cho nhập học, điều tra chính trị…Ở thế kỷ 21, hồ sơ này được đổi thành “điểm tín nhiệm” và ngày càng được hoàn chỉnh.

Lý lịch người dân Hoa lục từ nay sẽ bị “số hóa”.

Trước đây, “hồ sơ mỗi người dân” thì chỉ có cấp trên (và có thể đảng CS) đọc được. Ngày nay, dữ kiện chi tiết được tập hợp lại, không chỉ để lưu trữ, mà còn được thuật toán phân tích.Hồ sơ này nay cũng bị công khai. Hàng tháng, tòa án cập nhật trên internet các “danh sách đen”; đôi khi còn có thể đọc được tại những địa điểm công cộng, với mục đích dùng sức ép dư luận để “uốn nắn” người dân.

Tại thị xã Lai Châu (Laizhou) ở tỉnh Sơn Đông (Shandong), khi gọi điện thoại cho một người “không có điểm tín nhiệm” sẽ được nghe một tin nhắn như sau: “Tòa án nhân dân xin báo rằng ‘người mà quý vị gọi điện là đối tượng bị kết án vì không thực hiện nghĩa vụ’”.

Các quy định để đối chiếu cho điểm tín nhiệm thay đổi tùy theo địa phương (có 43 chế độ khác nhau được thử nghiệm trên toàn quốc). Theo thời gian, những người nhiều điểm nhất có thể được trợ cấp của nhà nước khi lập công ty, được ưu tiên trong dịch vụ công, thậm chí được vào đảng hay gia nhập quân đội. Ngược lại, ai điểm thấp đành ở lại dưới đáy xã hội.

Các hệ thống tính điểm xã hội ở Hoa lục có khác nhau, nhưng biện pháp trừng phạt nhìn chung là hạn chế tự do cá nhân – về việc làm, nhà ở, tín dụng hay di chuyển. Mức trừng phạt cao nhất là “tước hết mọi quyền chính trị” (tức không thể được kết nạp đảng) cộng thêm các hình phạt theo“9 nấc quan hệ gia đình”, chẳng hạn con cái không được vào học trường tốt.

Ở huyện Huy Ninh (Suining) tỉnh Giang Tô (Jiangsu) có người bị cho vào sổ đen chỉ vì “vượt đèn đỏ hai lần trong 1 năm” trong khi; bán hàng giả gây nguy hại cho sinh mạng người khác chỉ mất có 30 điểm. Vu khống trên internet sẽ bị trừng phạt tối đa là trừ 100 điểm.

Bốn năm qua, kể từ khi áp dụng hệ thống điểm tín nhiệm tại một số địa phương, người dân Hoa lục bị trừng phạt nhiều hơn khen thưởng. Vì thế đã nổi lên phong trào “Để được nhiều điểm hơn, không gì tốt bằng lấy vợ hay chồng có sẵn ‘điểm tín nhiệm cao’”.

Từ ngày 01/5/2018 lần đầu tiên việc trừng phạt được thống nhất ở cấp quốc gia, người có điểm tín nhiệm thấp hay chậm thanh toán hóa đơn hay nợ nần bị hạn chế khi muốn đi máy bay, xe lửa.

Người dân Trung Cộng đang bị kiểm soát bằng các phương tiệncông nghệ như thế nào?

Với dân số hơn 1 tỷ 300 triệungười, Trung Cộng đã trải qua cuộc cách mạng công nghệ giám sát công cộng mà nhà cầm quyền áp dụng để kiểm soát người dân, đặc biệt trong các hoạt động phạm pháp hay gây hại cho xã hội.

Tại ít nhất 5 tỉnh, nhà nước Trung Cộng đang sử dụng các thiết bị bay tự động (drone) có hình dáng giống những con bồ câu bình thường để theo dõi nhiều hoạt động. Những chú chim robot này hoạt động gần 90% cử động của động vật thật, với động tác sải cánh như thật khi đang di chuyển trên bầu trời.Gắn trên robot là ống kính camera, GPS, hệ thống điều khiển chuyển động và anten dẫn sóng qua vệ tinh.

Ngày nay, ở rất nhiều nước, hệ thống video giám sát được sử dụng tối đa, nhưng chưa thấm vào đâu so với mức độ khủng khiếp ở Trung Cộng. Tờ New York Times mới đây loan tin Trung Cộngcó hơn 200 triệu chiếc camera giám sát, được lắp đặt ở nơi công cộng hay thậm chí các địa điểm riêng tư.Nhà nước Trung Cộngđang xây dựng hệ thống nhận diện cho hơn 1 tỷ 300 triệu khuôn mặt ngườidân; với mục tiêu thời gian dưới 1 giây và độ chính xác lên đến 90%. Hệ thống này, tuy được nhà cầm quyền tuyên bố rằng “chỉ sử dụng cho mục đích an toàn an ninh quốc gia, như truy tìm tội phạm hay kiểm soát công cộng” nhưng hầu như chẳng ai tin và lấy làm lo ngại về vấn đề riêng tư của hệ thống này.

Theo báo South China Morning Post, hệ thống tín nhiệm xã hội của nhà nước Trung Cộngđã khiến nhiều người không sử dụng được phương tiện giao thông công cộng như tàu điện.

Bên cạnh đó, 1 quy định có hiệu lực từ tháng 6/2016 tại Trung Cộng yêu cầu các nhà phát triển nhu liệu và ứng dụng phải xác thực nhân dạng người dùng dịch vụ cũng như lưu trữ dữ liệu hoạt động trong 60 ngày. Thông tin cá nhân của người dùng khi bắt đầu cài đặt và sử dụng dịch vụ được lưu lại và xử lý cho mục đích gì cũng khiến nhiều người lo lắng.

Xã hội Hoa lục dưới quyền đảng Cộng sản hiện nay khiến người ta nhớ lại những gì được nhà văn George Orwell mô tả trong tiểu thuyết “1984”, đó là “chính quyền độc tài muốn kiểm soát mọi nơi, mọi lúc, cả trong tư tưởng con người.”

*

Và bây giờ chế độ cầm quyền tại Hà Nội đang chuẩn bị áp dụng phương pháp kiểm soát người dân như tại Hoa lục.

Mới đây, tại Diễn đàn Internet Việt Nam 2019 (VIF19) vừa được tổ chức, nhiều chuyên gia, học giả công nghệ trong và ngoài nước đã chia sẻ những câu chuyện về thành tựu của Internet cũng như tương lai của hệ thống này trong những năm tiếp theo.

Đáng chú ý trong số này là bài thuyết trình của Nguyễn Anh Tuấn với chức vụTổng giám đốc –CEO- củaDiễn đàn Toàn cầu Boston về một xã hội trí tuệ nhân tạo, nơi công dân được đánh giá bằng hệ thống thang điểm xã hội còn chính phủ tạo ra các chuẩn mực chung để dẫn dắt người dân.

Nói về một xã hội trí tuệ nhân tạo, Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, “với thời đại công nghệ, trí tuệ nhân tạo làm thay đổi một cách sâu sắc đời sống xã hội, từ kinh doanh, sản xuất, nông nghiệp… Những tác động này len lỏi hàng ngày trong khi thậm chí chúng ta còn không nhìn thấy nó.

Theo ông Tuấn thì “nếu công nghệ số mang một ý nghĩa rộng thì trí tuệ nhân tạo (AI) tập trung hơn và đem đến những thay đổi mang tính cách mạng trong đời sống chính trị xã hội vàDiễn đàn toàn cầu Boston xây dựng những mô hình chính trị xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trí tuệ nhận tạo AI.

với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo, chúng ta có thể giảm đi những nấc thang trung gian không cần thiết trong hệ thống quản lý nhà nước. Mỗi công dân có thể tham gia trực tiếp vào các định chế xã hội của một quốc gia.

Trong cái gọi là xã hội trí tuệ nhân tạo, Diễn đàn toàn cầu Boston đưa ra 5 thang điểm để đánh giá người dân. Thứ nhất là công dân căn bản,những người sống nghiêm túc theo hiến pháp và pháp luật. Thứ 2 là những công dân đóng góp giúp đỡ người khác và cộng đồng xã hội. Thứ 3 là những nhà sáng tạo ra các công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới. Thứ 4 là những nhà kiến tạo, những người có phát minh lớn, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống nhân loại. Cuối cùng là những nhà lãnh đạo có khả năng dẫn dắt từ đoàn thể đến một quốc gia, dân tộc.

Trí tuệ nhân tạo giúp các chính phủ có thể ra được những quyết sách thông minh, khách quan, trung thực, rõ ràng. Công dân cũng được hỗ trợ bởi những hệ thống trung gian, từ đó quay lại đóng góp cho xã hội.

Diễn đàn toàn cầu Boston sẽ xây dựng ra những hệ thống đánh giá. Các công ty được đánh giá bằng điểm số trên thị trường chứng khoán. Các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ cũng có thể có được các điểm số từ hệ thống đánh giá xã hội. Điểm xã hội của công dân cũng sẽ được ghi nhận.

N. A.Tuấn nói về một hệ thống phân phối để người công dân tốt phải có một cuộc sống no đủ. Điều này nhằm giảm bớt tình trạng những người có đánh giá điểm xã hội kém lại sống sung túc trong khi những người có điểm số cao lại phải sống khó khăn chật vật.

Với Blockchain, chúng ta có thể tạo ra một đồng tiền ảo từ hệ thống thang điểm xã hội. Theo đó, những người công dân tốt sẽ nhận được điểm từ hành động tốt của mình. Họ có thể dùng điểm xã hội như một loại tiền tệ để thanh toán các dịch vụ xã hội. Đấy là cơ chế mới để các chính phủ kiểu mới có thể vận hành thông qua các thang giá trị xã hội.

*

Nguyễn Anh Tuấn, năm nay 57 tuổi, nguyên là Tổng biên tập đầu tiên của báo điện tử VietNamNet. Tuấn là Giám đốc Công ty Phát triển phần mềm (VASC)thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT – sau đổi tên thành Công ty Phần mềm và Truyền thông kiêm TBT báo điện tử VietNamNet trong hơn 10 năm. Khi nhà nước CSVN lo ngại trước sự phát triển của mạng internet và phương tiện truyền thông mạng, nên quyết định đặt các trang báo điện tử trực thuộc kiểm soát củaBộ Thông tin Truyền thông thì báo điện tử Vietnamnet cũng bị tách khỏi Công ty VASC.

Ngày 1/4/2011, Tuấn chính thức rời chức TBT báo VietnamNet và sang định cư tại Hoa Kỳ.

Tuấn được cho là người khởi xướng và tổ chức buổi hoà nhạc Hoà Giải hàng năm bắt đầu từ Hà Nội 4/2010 và sau đó tổ chức hàng năm ở Boston, năm 2017 được Chương trình Giáo dục Công dân toàn cầu của UNESCO và Đại học UCLA ghi nhận và đồng tổ chức như là Hoà nhạc hoà giải cho công dân toàn cầu.

Tuấn cũng là người khởi xướng Sáng Kiến của diễn Đàn Toàn Cầu Boston cho Hội nghị Thượng Đỉnh G7 hàng năm. Năm 2005, lúc còn là TBT báo VietNamNet, Tuấn tháp tùng phái đoàn Thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng để loan tin về chuyến thăm viếng Hoa Kỳ đã bị người biểu tình bao vây và đuổi đánh ngay trước cửa Tòa Bạch Ốc.

Rõ ràng, nhà cầm quyền CSVN ở Hà Nội hiện đang bắt chước đàn anh Trung Cộng ra sức đẩy mạnh việc triển khai chương trình theo dõi, giám sát người dân nhằm bảo đảm quyền kiểm soát tuyệt đối.

Phạm Thạch Hồng

Related posts